Lan lụa vàng mọc ở vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên, là loài lan hiếm mà nhiều người muốn được sở hữu. Loài hoa mang vẻ đẹp mộc mạc mà cuốn hút, hương thơm thoang thoảng mà làm ngây ngất lòng lòng người. Chắc hẳn bạn cũng muốn sưu tầm loại lan này đúng không? Vậy bạn đã biết cách trồng và chăm sóc lan hoàng thảo lụa vàng đúng cách chưa? Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu qua bài viết sau.
1/ Tên gọi, nguồn gốc và phân bố
Có tên khoa học Dendrobium heterocarpum, tại Việt Nam gọi là lan lụa vàng hoặc lan hoàng thảo lụa vàng, được xếp vào hàng lan hiếm của Việt Nam, bởi đặc tính mọc ở núi rừng hiểm trở.
Loài lan này được tìm thấy trong các rừng nguyên sinh thuộc dãy Himalaya, Sri Lanka, Myanmar, Lào, Thái Lan, Việt Nam,… Những khu rừng này có vị trí cao 100 – 1.800m so với mực nước biển.
Theo phân loại thực vật, lan lụa vàng thuộc chi Dendrobium, thuộc Hoàng thảo.
2/ Hướng dẫn cách nhận biết
Tại Việt Nam có 2 loại lan lụa vàng mọc ở vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên. Vì môi trường sinh trưởng khác nhau, do đó cũng có nhiều đặc điểm để phân biệt.
Thân lan lụa vàng có hình trụ cao khoảng 20 – 30cm. Lan lụa vàng Tây Bắc có thân ngắn, mập hơn. Còn lan lụa vàng Tây Nguyên có thân gầy hơn, dài hơn.
Có bộ rễ chùm nhỏ, có màu trắng xanh hoặc nâu tùy vào môi trường sống.
Lá có hình mũi mác, úa và rụng vào cuối năm để nuôi thân chuẩn bị ra hoa đợt sau.
Điểm đặc biệt của loài lan này, khi mới nở hoa có màu trắng ngà, và chuyển dần sang màu vàng lúc gần tàn, lưỡi hoa có màu đỏ nâu nhung nổi bật, đây cũng là điểm nhấn của hoa lan lụa vàng. Hoa lụa vàng Tây Bắc có màu trắng ngà, lan lụa vàng Tây Nguyên màu hoa vàng hơn. Mùa hoa nở rơi vào cuối mùa thu đầu mùa xuân, hương thơm quyến rũ, lâu tàn, có thể chưng đến tận 1 tháng.
3/ Cách trồng lan hoàng thảo lụa vàng
3.1 Chọn giống
Tiêu chuẩn của cây giống lan lụa vàng tốt và đúng giống:
Gốc nhỏ, thân tròn, chính giữa phình to. Chọn những cây đã phát triển đầy đủ để chăm sóc và thúc đẩy ra hoa.
Nên chọn những cây có nhiều giả hành bánh tẻ, đây là dấu hiệu chứng tỏ cây chưa cho hoa và có thể kích thích ra hoa tốt. Tuy nhiên, nếu chọn được những gốc cây đã ngủ lâu dài và rụng lá trơ trụi thì tốt nhất.
3.2 Chuẩn bị giá thể
Dớn cọng hoặc dớn tổ quạ là 2 giá thể thích hợp nhất trồng lan lụa vàng. Vì loài lan này có bộ rễ chùm nhỏ, đây đều là các giá thể mềm mại, đan xen vào nhau nhưng không quá chặt. Ngoài ra có khả năng thoát nước tốt và giữ ẩm vừa phải, tuổi thọ lâu bền, có thể sử dụng được 3 – 4 năm.
Sau khi mua giá thể về, phải rửa sạch bụi bẩn và ngâm trong nước vôi 1 ngày để loại sạch mầm bệnh.
Cách trồng lan lụa vàng
3.3 Các bước tiến hành trồng
Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả ghép loại lan này là thời điểm ghép phải phù hợp, nên chọn thời điểm lan ngủ đông – từ tháng 11 đến tháng 2 âm lịch.
Bước 1: Xử lý cây giống
Tách các giả hành, chỉ chừa lại 2 – 3 mắt ngủ. Cắt cẩn thận, không để phạm vào mắt ngủ, cắt dứt khoát, hạn chế tổn thương các mạch dẫn bên trong.
Sau đó, loại bỏ các rễ hư hỏng, rễ khô, để lại khoảng 2 – 3cm dễ cố định vào giá thể.
Bước 2: Ngâm thuốc kích thích
Đầu tiên, pha thuốc Physan 20 với nồng độ 1 ml/l nước hoặc thay thế bằng Benkona 2 ml/l nước. Cho toàn bộ cây giống đã xử lý vào ngâm trong 5 – 10 phút rồi vớt ra để ráo.
Kế tiếp pha hỗn hợp Atonik và B1 ngân tiếp trong 30 phút rồi vớt ra và bắt đầu ghép.
Bước 3: Tiến hành cấy ghép lan
Các bạn nên phân loại tuổi các giả hành, các giả hành cùng tuổi thì ghép vào chung chậu, thuận tiện chăm sóc và kích hoa sau này.
Ghim các giả hành vào dớn đã chuẩn bị, dùng dây mềm cố định, hạn chế sử dụng đinh sắt cố định. Xoay sao cho mắt ngủ hướng ra ngoài.
Treo chậu lan lụa vàng lên cao khoảng 50 – 60cm, cách lưới khoảng 2,5 – 3m, bên dưới nên để chậu chứa nước hoặc hố nước để giảm nhiệt và tăng độ ẩm. Như vậy bạn đã thiết kế xong môi trường sống lý tưởng cho lan lụa vàng rồi.
4/ Hướng dẫn cách chăm sóc lan lụa vàng
4.1 Ánh sáng và nhiệt độ
Do sinh trưởng nơi rừng rậm, nên lan lụa vàng thích hợp với lượng ánh sáng nhẹ, lưu ý che chắn bằng lưới tránh ánh nắng trực tiếp. Nhiệt độ ban ngày 21 – 28 độ, ban đêm vào khoảng 15 – 21 độ là tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của loài lan này.
Vì là dòng lan xứ lạnh nên không thích hợp trồng ở xứ nóng, nếu bạn muốn trồng nên trang bị các thiết bị để điều tiết nhiệt độ, ánh sáng phù hợp với nhu cầu của cây.
4.2 Tưới nước
Lan lụa vàng rất thích ẩm ướt, sinh trưởng nơi có độ ẩm cao, do đó, tưới nhiều nước cho cây, che phủ hạn chế thoát hơi nước. Vào mùa đông không cần tưới quá nhiều, chỉ cần cấp nước để cây không chết là được.
4.3 Bón phân
Vì bộ rễ yếu, kém phát triển nên lưu ý bón phân giai đoạn phát triển rễ, phun B1 2 tuần/lần kích thích rễ phát triển. Các giai đoạn sau bón phân định kỳ hàng tháng. Nhiều nhà vườn thường sử dụng phân trùn quế dạng viên nén để cung cấp dinh dưỡng đều đặn cho cây. Chỉ cần cho khoảng 20-35gr phân vào túi lưới và gắn lên bề mặt chất trồng. Sau đó tưới nước cho cây.
4.4 Phòng trừ sâu bệnh
Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh như:
Kiểm tra kỹ cây mới, không có bệnh mới trồng chung với những cây khác.
Khử trùng giá thể và thay giá thể nếu thấy hư hại, tránh đọng nước gây mầm bệnh.
Phun thuốc trừ bệnh và thuốc trừ sâu định kỳ hàng tháng để ngăn ngừa tốt.
Vệ sinh vườn lan thông thoáng, nhổ sạch cỏ dại và không trồng chung với cây ăn quả, tránh các loại cắn phá.
5/ Cách chăm sóc lan lụa vàng nở hoa đúng dịp Tết
Ngưng tưới nước hoặc chỉ phun sương cấp ẩm để đánh thức đặc tính ngủ đông của loài lan này. Kế tiếp bón các loại phân kích thích cây phục hồi nhanh chóng và cho hoa đẹp hơn.
Khi cây đã bắt đầu hình thành nụ, điều chỉnh nhiệt độ tăng giảm, ánh sáng thích hợp để lan lụa vàng ra hoa đúng Tết.
Cách trồng và chăm sóc lan lụa vàng không phải quá khó đúng không nào? Bạn hãy thử áp dụng và sở hữu riêng cho mình chậu lan quý hiếm này nhé. Trong lúc thực hiện, có bất kỳ khó khăn nào, bạn vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé! Chúc bạn thành công.
HLV.vn
*Xem thêm:
- Hoa Lan Thiên Nga & Cách trồng và chăm sóc chuẩn nhất
- Cách trồng lan đuôi chồn tại nhà đơn giản nhất
- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan thủy tiên mỡ gà
- Cách trồng và chăm sóc lan căn diệp đầy đủ nhất