Home Kiến thức cơ bảnGieo trồng Cách trồng hoa nhài trong chậu tươi tốt quanh năm

Cách trồng hoa nhài trong chậu tươi tốt quanh năm

by Học Làm Vườn

Để có được một chậu hoa như ý muốn, vừa có dáng đẹp, lại ra hoa quanh năm, hương thơm bát ngát không hề dễ dàng chút nào. Nhưng một khi bạn nắm chắc được kỹ thuật, trồng hoa nhài trong chậu không hề khó khăn như bạn nghĩ, hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu qua bài viết sau.

1/ Các loại hoa nhài thường gặp

Hoa nhài phổ biến là hoa nhài ta, có 2 loại là nhài ta đơn và hoa nhài kép, hoa nở quanh năm, hoa mọc thành chùm có màu trắng, cánh hoa mọc xoáy đều từ tâm ra. Bên cạnh đó, trên thị trường còn có hoa nhài tây, hoa nhài nhật và hoa nhài leo.

2/ Ý nghĩa phong thủy của hoa nhài

Từ xa xưa, hoa nhài rất được người dân Việt Nam ưa thích, với màu trắng tinh khôi, nó đại diện cho tình bạn thuần khiết nhất, sự đáng yêu, kính trọng và một tình yêu chung thủy. Tại Trung Quốc, hoa nhài luôn là sự lựa chọn hàng đầu để làm hoa cưới hoặc trang trí lễ cưới, bởi nó tượng trưng cho sự xinh đẹp quyến rũ, hạnh phúc vui vẻ và sự chung thủy trong tình yêu. Còn tại Ấn Độ, người ta lại gọi hoa nhài bằng cái tên hết sức mỹ miều, hoa lệ “Ánh trăng của khu rừng nhỏ”.

Trong phong thủy hoa nhài có ý nghĩa vượng tài, thu hút năng lượng tích cực, xua đuổi tà ma, làm hài hòa các mối quan hệ trong gia đình, bởi hoa nhài có dáng đẹp, thanh thoát, hương thơm thơm quyến rũ, mọc hướng lên mang điềm lành đến cho gia chủ.

3/ Tác dụng của hoa nhài

Rễ, lá và hoa của loài cây này đều mang vị thuốc, trong đó hoa nhài được biết đến phổ biến hơn, sử dụng bằng cách phơi khô hoặc ướp làm trà.

Có nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng trà hoa nhài thường xuyên giúp ngăn ngừa ung thư, nâng cao hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng, giảm cân, trị bệnh tiểu đường, điều trị viêm khớp, đau khớp. Ngoài ra, rễ hoa nhài phơi khô có tác dụng gây mê khi sử dụng chung với rượu.

4/ Điều kiện ngoại cảnh trồng hoa nhài

4.1 Nhiệt độ

Hoa nhài không chịu được lạnh, cây ưa không khí ấm áp, ngưỡng nhiệt độ thích hợp 20 – 25 độ, nếu nhiệt độ cao cây sinh trưởng kém dẫn đến không ra hoa.

4.2 Ánh sáng

Thuộc loại cây ưa bóng, không thích hợp trồng dưới ánh sáng trực tiếp, sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường râm mát, do đó rất thích hợp trồng trong nhà.

4.3 Nước

Hoa nhài có yêu cầu khá nghiêm ngặt về nước, không được để cây quá khô hoặc quá ẩm ướt. Vào mùa khô tưới nước ngày 2 lần, khi cây đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh phải tưới nước đầy đủ đáp ứng cho nhu cầu sống của cây.

4.4 Đất trồng

Hoa nhài thích nghi được với nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên thích hợp nhất với đất cát ít chua, nhiều mùn, dễ thoát nước. Đối với trồng hoa nhài trong chậu cần lựa chọn đất kỹ càng, đất phải giàu chất dinh dưỡng, nhiều mùn, quan trọng nhất đất phải tơi xốp và có khả năng thoát nước cao.

5/ Cách trồng hoa nhài trong chậu

5.1 Chọn chậu

Điều đầu tiên lưu ý khi chọn chậu là khả năng thoát nước, hoa nhài không chịu được ngập úng nên chậu phải thoát nước tốt, bạn có thể khoét thêm lỗ nếu thấy chậu chưa đạt yêu cầu. Trồng hoa nhài không cần chậu quá to, nhưng nếu bạn trồng nhiều nhánh nên chọn chậu to tạo độ cân đối sẽ làm chậu hoa trông đẹp hơn.

Cách trồng hoa nhài trong chậu

Cách trồng hoa nhài trong chậu

5.2 Chuẩn bị đất trồng hoa nhài

Để hoa nhài sinh trưởng tốt nhất, đất trồng phải giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp và ít giữ nước, tránh bị ngập úng. Có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau:

– Cách 1: Phối trộn đất trồng theo tỷ lệ gồm 5 đất : 3 phân hữu cơ (phân chuồng hoai, phân trùn hay phân gà…) : 2 mụn dừa (hoặc trấu hun).

– Cách 2: Sử dụng đất sạch trên thị trường. Trong đó, đất sạch hữu cơ SFARM loại chuyên dùng cho hoa – kiểng đang được ưa chuộng nhất.

5.3 Tiến hành trồng hoa nhài

Dùng kéo cắt vài cành hoa nhài có độ dài khoảng 30cm, cắt dứt khoát hạn chế làm nát các mạch dẫn, tăng khả năng sống cho cành cây. Sau khi cắt, nhúng cành cây vào dung dịch kích thích ra rễ, pha dung dịch theo liều lượng khuyến cáo.

Cắm cành hoa nhài vào chậu đất đã chuẩn bị sẵn, cắm ở độ sâu 10 – 15cm, chừa phần trên khoảng 15cm có 2 – 3 mắt lá để cây mọc mầm tốt hơn. Nhớ ém lại góc sau khi trồng để cây không ngã trong quá trình chăm sóc. Tưới nước sau khi trồng tạo ẩm đất.

Bài viết hay về loại nấm có nhiều công dụng cho cây trichoderma tham khảo tại đây: [ Nấm Trichoderma]: Thành phần, Tác dụng, Cách sử dụng hiệu quả

6/ Cách chăm sóc hoa nhài trồng chậu

6.1 Cắm cọc cho các giống nhài leo

Có những giống nhài leo cần có cọc hoặc giàn để phát triển vững vàng, có thể tạo nên những hình dạng sáng tạo theo ý muốn. Ban cấm cọc cách góc khoảng 4 – 5cm, sau đó quấn thân nhài quanh cọc và cây sẽ theo đó vươn cao, bạn có thể cố định thân cây bằng cách cột dây lỏng vào cột.

6.2 Giữ môi trường ẩm

Dùng ngón tay chọc ở độ sâu 5cm, nếu thấy khô hãy tưới nước, không được để đất quá ẩm ướt. Nếu bạn trồng hoa nhài trong chậu, hãy đảm bảo chậu thoát nước tốt, không đọng nước, tưới cây 1 lần/ngày. Đối với hoa nhài trồng trong nhà, độ ẩm không khí cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng hoa nhài, độ ẩm không khí trong khoảng 30 – 45 là tối ưu nhất, có thể dùng máy phun sương để giữ độ ẩm ở mức thích hợp.

6.3 Bón phân

Bổ sung phân bón định kỳ 1 lần/tháng giúp cây tiếp tục nở hoa. Bón phân cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng, hoàn tan vào nước tưới quanh gốc cây, không để phân bón dính lên lá sẽ gây cháy lá. Hoặc bón phân trực tiếp ở vị trí gần gốc cây, tưới nước phân hòa tan dần vào đất. Có thể bón bổ sung bằng phân trùn quế dạng bột bằng cách rải một lớp dày 1-2cm trên bề mặt chậu. Sau đó tưới ẩm nước.

6.4 Cắt tỉa

Cắt tỉa có tác dụng loại bỏ cành già, cành bệnh, tỉa tạo hình, cải tạo dáng cây. Do đó trong quá trình chăm sóc hoa nhài, bạn nên loại bỏ thân già, lá già hoặc hoa đã héo bằng cách ngắt tay hoặc kéo cắt để cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới và tăng tính thẩm mỹ. Loại bỏ các cành mọc không mong muốn, tỉa tạo hình giúp chậu cây trông cân đối, bắt mắt hơn. Lưu ý không tiến hành tỉa khi cây vào giai đoạn nở hoa vì làm giảm lượng hoa trên cây, hãy đợi đến khi mùa hoa kết thúc. Thông thường hoa nhài trồng trong nhà ít cắt tỉa hơn.

6.5 Che phủ hoa nhài trồng tại nhà

Vào mùa đông, trộn thêm phân hữu cơ lên lớp đất mặt để rễ cây không bị đóng băng, và làm tương tự như thế vào mùa hè để giữ ẩm cho cây. Nếu cây trồng chậu tại nhà, bạn nên mang cây vào nhà trong mùa đông. Hoa nhài trồng chậu trong nhà không cần che phủ nhiều, tuy nhiên cần đảm bảo đặt chậu ở vị trí có ánh nắng, nhiệt độ duy trì khoảng 16 – 20 độ.

6.6 Kích thích hoa nhài nở hoa đợt tiếp theo

Cố gắng giữ các điều kiện ngoại cảnh phù hợp với yêu cầu của cây để hoa nhài tiếp tục ra hoa. Nếu bạn thấy cây ngừng ra nụ, hãy kiểm tra lại chế độ bón phân hoặc tưới nước, có thể bạn bón thừa đạm hoặc căng thẳng do tưới nước.

7/ Phòng trừ sâu bệnh trên hoa nhài

Hoa nhài ít bị sâu bệnh hại tấn công, nhưng hãy lưu ý đến các loài côn trùng sau: Nhện đỏ, rệp sáp, rệp vảy. Nếu thấy chúng xuất hiện hãy bắt bằng tay và nhúng vào xà phòng để tiêu diệt, rửa sạch lá với xà phòng loại bỏ trứng và dịch nhầy.

8/ Thu hoạch hoa nhài

8.1 Chưng hoa nhài

Dùng kéo cắt những cành nhiều hoa và lá cân đối, cắm vào nước giữ hoa tươi lâu, tô điểm thêm màu sắc cho ngôi nhà bạn.

8.2 Làm trà hoa nhài

Trà hoa nhài có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, làm từ những nụ hoa nhài. Bạn có thể tự làm trà tại nhà bằng cách đơn giản sau:

– Hái nụ hoa vào lúc sáng sớm, sau đó dùng lò nướng hoặc phơi khô nụ hoa dưới ánh nắng mặt trời, đợi đến khi nụ hoa nhài khô hoàn toàn, cất giữ trong lọ kín. Đến khi muốn sử dụng, bạn lấy 1 thìa nụ hoa bỏ vào nước sôi khoảng 4 phút và thưởng thức.

8.3 Làm dầu thơm từ hoa nhài

Với mùi hương quyến rũ và thu hút, hoa nhài còn được sử dụng để chế tạo nước hoa, bạn cũng có thể thực hiện tại nhà với vài thao tác đơn giản:

– Hái nụ hoa vào sáng sớm, bỏ vào bọc nilon đập nhẹ tiết tinh dầu, bỏ nụ hoa vào lọ và cho ¼ cốc dầu nền vào (Dầu hạnh nhân hoặc dầu ô liu), đậy kín để nơi mát và tối trong vòng 24 giờ. Lọc bỏ nụ hoa và chuyển dầu sang lọ xanh dương để bảo quản lâu hơn. Như vậy bạn đã có được lọ nước hoa thơm ngào ngạt. Chấm vào dầu và dùng như nước hoa thông thường.

9/ Có nên trồng hoa nhài trong nhà không?

Hoa nhài mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, có giá trị dược liệu cao, hương thơm giúp an thần và tăng tình cảm vợ chồng, giúp cho khu vườn và ngôi nhà bạn thêm xinh đẹp.

Thật tuyệt nếu có một chậu hoa nhài xinh xắn, hoa nở rộ trong ngôi nhà bạn đúng không nào? Làm cho ngôi nhà thêm sức sống và đẹp mắt hơn, bạn hãy thử đi nào. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

HLV.vn

*Xem thêm:

  • Hướng dẫn cách trồng hoa bỉ ngạn ở Việt Nam
  • Cách trồng cúc hoa mi chi tiết từ A đến Z
  • Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa giấy đúng kỹ thuật
  • Cách giâm cành hoa giấy ra rễ tua tủa

You may also like