Home Kiến thức cơ bảnGieo trồng Cách trồng cây rau ngổ đơn giản nhất tại nhà

Cách trồng cây rau ngổ đơn giản nhất tại nhà

by Học Làm Vườn

Rau ngổ là loại rau khiến những món ăn thêm thơm ngon và hấp dẫn. Không những thế, rau ngổ còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Chính vì thế, rau ngổ trở thành một loại cây được nhiều nông dân phố trồng tại nhà. Vậy trồng rau ngổ có đơn giản không? Trồng như thế nào để có thể thu hoạch nhiều lần? Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu cách trồng và chăm sóc rau ngổ để bạn có nguồn rau tươi sạch ngay tại nhà nhé!

1/ Đặc điểm rau ngổ

Rau ngổ được gọi bằng rất nhiều tên khác nhau tùy theo từng vùng miền, chẳng hạn: ngò om, rau om, ngổ hương, ngổ om, ngổ điếc, ngổ thơm, mò om,… Đây là loại rau thơm mọc chủ yếu ở vùng nhiệt đới, có tên khoa học là Limnophila aromatica.

Đặc điểm rau ngổ là cây thân thảo, bò lan trên mặt đất. Thân cây dài khoảng 20 – 30cm, ruột rỗng, giòn và bên ngoài có nhiều lông. Lá ngổ mọc ôm thân, không có cuống và mọc đối nhau. Bề mặt nhẵn, mép lá có răng cưa nhỏ và thưa.

Rau ngổ có hương vị rất đặc biệt, chúng na ná vị chanh và thì là. Do đó, rau ngổ luôn không thể thiếu trong những món ăn hàng ngày, đặc biệt là canh chua.

Hơn nữa, rau ngổ còn có khá nhiều công dụng y học như điều trị sỏi thận, lợi tiểu, cầm máu, chữa những cơn đau thắt bụng,…

2/ Thời vụ trồng

Nếu những loại rau khác bạn cần phải xác định thời vụ trồng thật chính xác để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, thì rau ngổ đơn giản hơn nhiều. Chúng là loại rau thơm rất dễ trồng và có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, bạn nên chọn thời điểm lúc chiều mát để trồng rau ngổ tránh rau bị héo.

3/ Chuẩn bị vật tư

3.1 Đất trồng

Rau ngổ sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở môi trường nước như ruộng lầy, rạch, ngòi, ao hồ. Tức là rau ngổ thích hợp với loại đất nhiều bùn, giàu dinh dưỡng và độ ẩm cao.

Tuy nhiên, rau ngổ cũng thích nghi được với các loại đất khác như hỗn hợp đất với mùn hữu cơ, phân trùn quế, xơ dừa,… Nếu bạn không có đất trồng, hãy mua đất sạch chuyên dụng có sẵn trên thị trường như đất sạch hữu cơ HLV. Vì thế, bạn có thể dễ dàng tự trồng rau ngổ tại nhà.

3.2 Vị trí trồng

Đặt cây ở những khu vực độ ẩm cao, mát mẻ, đủ ánh sáng hay gần nguồn nước để thuận tiện tưới cây.

để trồng rau ngổ

Trồng rau ngổ xanh tốt trong thùng xốp

3.3 Giống rau ngổ

Rau ngổ không được trồng bằng hạt như nhiều loại rau khác, mà chủ yếu đều trồng bằng cách giâm gốc. Giống giâm được chọn phải là những thân ngổ to khỏe, không bị sâu bệnh. Nên cắt đoạn gốc dài khoảng 15 – 18cm là thích hợp nhất.

4/ Cách trồng rau ngổ

Bạn có thể tận dụng những thùng xốp khay, chậu nhựa đã được đục lỗ thoát nước ở đáy để trồng rau. Trước tiên, cho đất đã chuẩn bị vào chậu, san bằng mặt đất. Thực hiện giâm gốc rau xuống rồi nén nhẹ đất xung quanh. Lưu ý khi giâm thì cắm gốc sâu xuống 1/3 thân cây và đặt cây nghiêng khoảng 30 độ. Khoảng cách giữa các cây từ 3 – 4 cm.

Cuối cùng, che chắn hoặc đặt chậu vào nơi mát mẻ, có ánh sáng nhưng ít nắng để rau nhanh chóng thích nghi. Khi cây mọc tốt, từ 15 – 20 ngày sau giâm, thì đưa ra ngoài nắng để rau ngổ phát triển toàn diện.

5/ Cách chăm sóc rau ngổ

5.1 Tưới nước

Rau ngổ là cây ưa nước, nếu sống trong môi trường thiếu nước thì rau sẽ sinh trưởng chậm, phát triển yếu. Do đó, bạn phải tưới nước đầy đủ cho cây, tưới nước ướt đẫm, săm sắp đến gốc cây, đều đặn 1 – 2 lần/ngày tùy thời tiết, tưới vào sáng sớm và chiều mát.

5.2 Bón phân

Sau khi trồng khoảng 15 – 20 ngày, rau ngổ bắt đầu bén rễ và phát triển lá mới thì nên bón thúc bằng phân trùn quế, phân bò,… để cung cấp dinh dưỡng cho rau. Trong quá trình chăm sóc, nên sử dụng các loại phân hữu cơ để bón cho cây như phân chuồng (phân heo, phân dê,…), phân bón vi sinh, phân hữu cơ sinh học,… Ngoài ra, có thể dùng một lượng nhỏ phân Ure hay đạm pha với nước để tưới cho rau ngổ. Lưu ý mỗi đợt bón phân phải đảm bảo cách nhau tối thiểu 12 – 15 ngày.

Sau những đợt mưa hay sau thu hoạch, nên bón thêm trấu hun, phân hữu cơ. Để rau ngổ tươi tốt, có thể cắt ngọn rau để chúng phân nhánh nhiều hơn.

5.3 Phòng trừ sâu bệnh

Rau ngổ là loại rau thơm ít bị sâu bệnh hại nên khá dễ chăm sóc. Thường xuyên thăm rau, quan sát nếu xuất hiện sâu hại thì tìm cách xử lý chúng kịp thời. Hơn nữa, cần phải làm sạch cỏ dại để cây không bị mất chất dinh dưỡng.

Chú ý những dấu hiệu bệnh thối nhũn như lá héo rũ, đọt rau bị thối, phần thân ngang mặt đất bị nhũn làm cây đổ. Cần cắt bỏ lá bị héo nhũn, nhổ cây bị bệnh và dùng thuốc bảo vệ thực vật càng sớm càng tốt.

Nếu thấy hiện tượng rau bị vàng lá hay lá nhỏ lại thì nên cung cấp thêm đất và thay chậu mới. Vì khi này, rễ đã phát triển chiếm hết diện tích chậu, cây cần thêm không gian và dưỡng chất để tiếp tục sinh trưởng.

6/ Thu hoạch rau ngổ

Nếu áp dụng cách trồng rau ngổ đúng kỹ thuật và chăm sóc chúng cẩn thận thì rau ngổ sẽ phát triển nhanh chóng. Thời điểm thích hợp để thu hoạch là khi rau ngổ cao khoảng 25 – 30cm.

Khi thu hoạch, bạn dùng dao sắc cắt ngang thân, chỉ để chừa lại 3 – 5cm gốc để rau ngổ tiếp tục lên nhánh mới.

Lưu ý thời gian thu hoạch khi cây còn xanh non, nếu thu hoạch quá muộn, rau bị già sẽ mất ngon vì cứng và giảm hương vị ban đầu.

7/ Chăm sóc rau ngổ sau thu hoạch

Điều tiện lợi là sau khi cắt ngang thân cây, chỉ cần chăm sóc đều đặn rau ngổ lại phát triển và bạn có thể thu hoạch nhiều lần. Sau mỗi lần thu hoạch, hãy chăm rau ngổ giống như lúc mới trồng. Tưới nước đầy đủ và bón phân cân đối, kịp thời để rau ngổ sinh trưởng và phát triển.

Như vậy, cứ khoảng 25 ngày là bạn có thể thu hoạch lứa rau ngổ tiếp theo. Tuy nhiên, 3 – 4 tháng sau đó, rau ngổ sẽ già dần, lá nhỏ đi và chuyển vàng vì lúc này cây rau đã ăn hết dinh dưỡng trong đất. Thế nên cần thay chậu khác lớn hơn, thêm đất mới để rau ngổ phát triển tốt và lâu nhất.

Trên đây là những thông tin cần thiết nhất để trồng rau ngổ. Với cách trồng và chăm sóc đơn giản của Đặng Gia Trang, hy vọng bạn có thể tự tay trồng những chậu rau ngổ tươi ngon và sạch để gia đình sử dụng hàng ngày. Nếu còn có những thắc mắc, hãy liên hệ ngay Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

HLV.vn

*Xem thêm

  • Hướng dẫn cách trồng rau muống lớn nhanh như thổi
  • Hướng dẫn cách xử lý đất trước khi trồng rau sạch
  • Cách trồng rau dền đỏ trong chậu đơn giản nhất
  • Cách trồng rau dền đỏ trong chậu đơn giản nhất

You may also like