Cây hoa Kèn hồng có lẽ không quá xa lạ với nhiều người, đây là loài cây cảnh thường thấy tại nhiều khu vực công cộng, tới mùa nở hoa thì tỏa sắc cả khu phố.
Rực rỡ cây Hồng lộc tô điểm khuôn viên công trình
Nếu thích, bạn có thể trồng một cây ở khuôn viên nhà để tô điểm thêm cho không gian sống.
Cách trồng và chăm sóc hoa kèn hồng cũng không có gì quá phức tạp, chỉ cần nắm rõ một vài đặc điểm và đặc tính của cây là đủ.
Đặc điểm cây hoa Kèn hồng
Cây hoa kèn hồng có hình dáng và màu sắc khá dễ nhận biết, dưới đây là một vài thông tin chính.
Tên: Kèn hồngTên gọi khác: Chuông hồngHọ: Chùm ớt (Bignoniaceae)Tên khoa học: Tabebuia roseaHoa kèn hồng
Kèn hồng là loài cây thân gỗ, có nguồn gốc từ các nước châu Mỹ, nhờ vẻ ngoài đẹp mắt mà được ưa chuộng rồi du nhập vào nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Cây có dáng thẳng đứng, tán rộng phía trên tạo dáng dù hay nấm, tùy môi trường sống mà cây có chiều cao khác nhau, ở ngoài tự nhiên cây có thể cao tới 15m với đường kính thân là 40cm.
Lá cây mọc theo cụm, mỗi cụm từ 3 – 5 lá tỏa ra như chân vịt. Cuống lá dài khoảng 3cm, phía trên là thân lá dài từ 5 – 15cm, mép nguyên, mặt lá nhẵn mịn.
Điểm làm nên vẻ đẹp của cây kèn hồng chính là hoa. Hoa kèn hồng có màu hồng, hồng phấn hoặc tím nhạt, thưởng nở từ khoảng tháng 2 – 6. Khi nở sẽ tập trung thành chùm ở đầu cành, mỗi chùm có khoảng 4 – 7 bông hoa.
Hoa có kích thước trung bình, dài khoảng 5 – 9cm, có hình dáng giống quả chuông. Khi nở hoa, cây sẽ rụng hết lá, lúc này trên cây chỉ còn một màu hồng tỏa sắc vô cùng đẹp mắt.
Hoa của cây kèn hồng có màu hồng đẹp mắt
Hết đợt hoa cây cũng ra quả có dạng nang, dài từ 7 – 15cm, khi non quả có màu xanh và chuyển dần sang màu nâu sẫm khi chín, phía trong là hạt có cánh.
Về đặc tính sống, cây hoa kèn hồng có tốc độ phát triển bình thường, phù hợp với khí hậu nhiệt đới, sống tốt trên nhiều loại đất, ưa sáng, ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng.
Cây có thể được nhân giống bằng hạt, giâm cành hoặc chiết cành.
Cùng họ Bignoniaceae với kèn hồng còn có những loài cây quen thuộc khác như hoa chuông vàng, hoa đăng tiêu…
Công dụng hoa Kèn hồng
Nhờ cây mọc cao, vươn thẳng và tán rộng, hoa kèn hồng dù không quá rậm rạp nhưng vẫn mang tới khả năng che bóng mát cực kỳ hiệu quả.
Nhờ đó, cây thường được trồng làm cây công trình ở nhiều khu vực công cộng như vỉa hè, đường phố, công viên, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp hay trang trí sân vườn biệt thự. Vừa tạo bóng mát, vừa mang tới vẻ đẹp thẩm mỹ.
Hoa được trồng nhiều ở những nơi công cộng
Mỗi khi mua hoa nở tới, ngắm nhìn, chụp ảnh với hoa kèn hồng cũng là một cách thư giãn, giải trí của nhiều người.
Không chỉ mang tới vẻ đẹp, hoa kèn hồng còn có khả năng ngăn cản bụi bẩn, thanh lọc không khí, mang tới cho bạn một không gian sống trong lành.
Vẻ đẹp của hoa kèn hồng:
Cách trồng và chăm sóc cây Kèn hồng
Phù hợp với môi trường nhiệt đới ở Việt Nam nên quá trình trồng và chăm sóc cây kèn hồng không có gì quá khó khăn.
Cách trồng cây kèn hồng
Chuẩn bị đất:
Kèn hồng có thể sống tốt trên nhiều loại đất khác nhau, dù vậy, khi trồng cây con bạn nên trộn thêm ít phân chuồng để đất thêm màu mỡ. Tiếp đến, bạn nên trộn thêm xơ dừa, ít sỏi hoặc đào xới để đất đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước tốt.
Nếu trồng cây giống được mua từ đại lý:
Chọn cây giống có bầu còn nguyên vẹn, cây to chắc, lá dày, không có biểu hiện sâu bệnh hay trầy xước. Kích thước cây giống tốt nhất là cao khoảng 50 – 80cm.
Tiếp đó, bạn đào hố trồng cây với kích thước 40x40cm, nếu cây nhỏ thì có thể đào hố nhỏ hơn. Rải ít sỏi xuống đáy hố để cây dễ thoát nước.
Xé bỏ túi bầu, cẩn thận để không làm vỡ bầu. Sau đó đặt cây vào trong hố, lấp đất lại, nén chặt đất. Dùng cọc để neo giữ giúp cây không gãy đổ, sau khi cây bén rễ thì có thể dỡ bỏ các cọc này.
Tưới đẫm nước trong lần đầu tiên, sau đó thì tưới ẩm đất mỗi khi đất có dấu hiệu khô, sau một thời gian ngắn là cây sẽ bén rễ và sinh trưởng như bình thường.
Trồng bằng phương pháp giâm cành:
Giâm cành hay chiết cành kèn hồng cũng tương tự như các phương pháp giâm cành, chiết cành khác.
Đầu tiên, từ cây mẹ, bạn chọn một cành to khỏe, không có dấu hiệu sâu bệnh. Cắt sát gốc cành khoảng 1cm, sau đó tỉa bớt lá trên cành rồi ngâm vào nước có dung dịch kích rễ.
Tiếp đó, lấy cành ra và trồng xuống đất đã chuẩn bị từ trước, tưới nước thường xuyên để duy trì độ ẩm, chỉ vài ngày là cành cây sẽ bén rễ và sinh trưởng như một cây mới.
Có nhiều phương pháp để nhân giống cây hoa kèn hồng
Cách chăm sóc cây Kèn hồng
Hầu hết các điều kiện thời tiết ở Việt Nam đều phù hợp với cây kèn hồng nên bạn không cần tốn quá nhiều công sức để chăm sóc, chủ yếu là khi cây còn nhỏ, sức chịu đựng kém.
Tưới nước: cây kèn hồng có nhu cầu nước không cao, khi cây còn nhỏ, bạn có thể tưới mỗi tuần 2 lần, nếu cây đặt trong nơi im ắng thì chỉ cần tưới mỗi tuần 1 lần. Nếu cây đã lớn thì tần suất tưới cho cây cũng nên giãn cách thêm, khoảng 10 ngày 1 lần.Dinh dưỡng: bạn cũng không cần phải bón phân cho cây thường xuyên, khoảng 4 tháng bạn bón cho cây một ít phân NPK là đủ.Ánh sáng: Bạn nên trông cây ở những nơi khoáng mát, nhiều ánh sáng. Khi cây còn nhỏ, nếu thời tiết quá nắng gắt thì bạn nên có một vài biện pháp che chắn, còn khi cây đã lớn thì có thể sinh trưởng tốt dưới ánh nắng mặt trời.Nhiệt độ: nhìn chung, hoa kèn hồng sinh trưởng tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 18 – 30 độ C, nhưng thấp hay cao hơn một chút cũng không ảnh hưởng gì nhiều.Cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh: sau khi cây sắp tàn hoa, bạn nên cắt tỉa cành lá già để kích thích cây đâm chồi non cho chu kỳ hoa mới. Thường xuyên quan sát để phát hiện sâu bệnh và có biện pháp xử lý phù hợp, nhất là sâu đục thân.Hoa kèn hồng đã lớn có thể tự sinh trưởng trong môi trường bình thường
Trên đây là những thông tin về hoa Kèn hồng, một loài hoa tỏa sắc hồng rực rỡ, tô điểm vẻ đẹp cho nhiều con đường.
Nếu bạn có một khu vườn rộng, hãy trồng một cây kèn hồng để thỏa sức ngắm nhìn nhé.