“Râu tôm nấu với ruột bầu chồng chan vợ húp gật gù khen ngon”. Bầu vốn là loại rau ăn quả vô cùng quen thuộc trong mâm cơm hằng ngày của người dân nước ta. Bầu vừa góp phòng che mát vừa cung cấp nguồn thực phẩm bổ dưỡng nên được nhiều nông dân phố chọn trồng trên sân thượng. Để có một giàn bầu tươi tốt nhất thì cần phải biết cách trồng bầu đúng chuẩn chuyên gia của Đặng Gia Trang dưới đây.
1/ Điều cần biết khi trồng bầu
– Đặc điểm
Bầu có tên khoa học là Lagenaria siceraria (Molina) Standl, thuộc họ bầu bí (Cururbitaceae). Bầu là loại cây dây leo thân thảo, với tua cuốn mọc phân nhánh, nhiều lông tơ màu trắng. Quả bầu màu xanh lợt, có nhiều hình dạng khác nhau tùy theo giống như: bầu dài, bầu tròn, bầu vuông, bầu hồ lô…
– Thời vụ
Bầu có thể trồng quanh năm. Nhưng cũng cần có thời điểm phù hợp để hoa bầu không gặp phải sâu bệnh hại. 3 vụ trồng bầu phổ biến như sau:
+ Vụ Xuân: Gieo trồng từ tháng 1
+ Vụ Hè: Gieo trồng từ tháng 5 – 6
+ Vụ Thu: Gieo trồng từ tháng 9 – 10
+ Vụ Đông: Trồng từ tháng 11 – 12
– Công dụng
Thịt bầu chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như Canxi, photpho, Sắt,… cực tốt cho bệnh nhân tiểu đường, tim mạch và cả những người muốn giảm cân. Quả bầu có vị ngọt nhẹ, lành tính, thường được dùng để luộc, nấu canh để giải nhiệt, giải độc, giảm táo bón. Bạn cũng có thể lấy bầu sống giã nát đắp lên vùng da đang bị sưng tấy sẽ giúp giảm sưng. Ngoài ra bầu còn chứa chất chống oxy hóa, góp phần giảm nguy cơ ung thư hiệu quả. Đặc biệt, lá, rễ, tua cuốn và hoa bầu còn được dùng thành các bài thuốc như: rắn cắn, trị vàng da, giải độc, ngừa thủy đậu.
2/ Chuẩn bị vật tư trước khi trồng bầu
– Hạt giống
Tìm mua hạt giống tại các cửa hàng uy tín, một số giống bầu nên trồng: bầu dài, bầu sao, bầu hồ lô, bầu vuông, bầu trắng, bầu thúng,… Giá hạt giống dao động từ 10,000 – 40,000 VNĐ.
– Đất trồng
Bầu khá dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất, nhưng để bầu đạt năng suất trong mùa mưa này thì bạn nên chọn loại đất tơi xốp, thoát nước tốt và đặc biệt giàu dinh dưỡng.
Chuẩn bị đất trồng theo công thức: 4 đất : 3 phân trùn quế Pb01 : 2 mụn dừa : 1 trấu hun.
Nay, bạn có thể sử dụng đất sạch chuyên trồng rau ăn quả SFARM mà không cần tự phối trộn nữa. Bởi đất đã được trộn cực tơi xốp, giàu dinh dưỡng từ trùn quế, phân gà và đặc biệt sạch mầm bệnh, kháng khuẩn cực tốt với hệ vsv đối kháng, vôi, bột neem.
3/ Ngâm ủ gieo hạt
– Ngâm ủ hạt:
+ Hạt bầu rất dày nên cần phải ngâm trong nước ấm (2 sôi : 3 lạnh) để tăng tỉ lệ nảy mầm cho cây. Cho hạt bầu vào nước trong khoảng 1 ngày 1 đêm.
+ Sau đó vớt hạt bầu ra, tráng qua nước sạch và ủ tiếp vào khăn ẩm qua đêm và đi ươm.
– Ươm hạt:
+ Mùa mưa nên bạn không nên gieo trực tiếp, hạt giống dễ bị vùi lấp, văng theo mưa, đồng thời cây con dễ bị dập ngã hay bị ốc sên ăn ngang. Một số loại bầu ươm tự nhiên bạn có thể dùng là: vỏ trứng, lõi giấy vệ sinh, hộp sữa, khay trứng, lá chuối, lon bia,…
+ Cho đất đã chuẩn bị vào khay ươm, tạo một hốc nhỏ ở giữa khay để bỏ hạt giống vào.
+ Mỗi khay chỉ nên ươm 1 hạt, dùng đất lấp hạt giống và dùng bình phun sương tưới ẩm.
+ Đặt khay ươm trên kệ cao, nơi có mái che để hạn chế mắc mưa.
+ Sau khi gieo được 15 ngày thì hạt nảy mầm và mọc thành cây con.
– Cách trồng bầu:
+ Khi cây được khoảng 2 – 3 lá thật thì bạn có thể đưa cây ra vườn trồng.
+ Chậu trồng bầu cần, sâu và rộng, kích thước 40x40cm.
+ Cho đất đã chuẩn bị giống như đất ươm hạt, tiến hành trồng 2 cây bầu vào cùng 1 chậu, khoảng cách giữa 2 cây là 20cm.
4/ Chăm sóc sau khi trồng bầu
– Tưới nước
Tưới nước đều đặn cho cây, ngày 2 lần vào sáng sớm vào chiều trước 5h. Tăng lượng nước lên gấp đôi khi cây đang thời kỳ ra hoa tạo quả. Giảm tưới nước vào mùa mưa.
– Làm giàn
+ Loại giàn trồng bầu là giàn kiểu đứng chữ nhật. Sử dụng tre, sắt vuông hoặc ống thép bọc nhựa để làm giàn, giàn bầu cần phải kiêng cố vì trọng lượng của quả rất nặng, có thể làm sập giàn.
+ Cắm cọc xuống nền, song song với nhau, khoảng cách giữa các cọc 30 – 40cm. Liên kết bằng móc liên kết và khớp xoay nhựa. Dùng lưới phủ căng hết giàn.
Giàn bầu sân thượng
– Vun xới & khoanh dây
+ Thường xuyên quan sát vườn, phát hiện cỏ dại thì tiến hành nhổ bỏ ngay. Định ngày 7 ngày/lần nhổ cỏ và vun xới đất cho bầu.
+ Khi bầu dài khoảng 1m thì bắt đầu vòng thân bầu, cứ 2 đốt thì lấp đất lên thân, đến cách ngọn 20cm thì ngưng khoanh. Khoanh thân bầu để gốc bầu chắc chắn hơn, tăng diện tích tiếp xúc của thân với đất sẽ giúp thân ra rễ, hấp thu được nhiều dinh dưỡng hơn.
– Bón phân
+ 7 ngày một lần bổ sung thêm phân trùn quế Pb01, liều lượng khoảng 0,5kg/chậu.
+ Tưới thêm dịch cá giai đoạn từ khi cây leo giàn đến khi ra hoa 7 ngày/lần
+ Giai đoạn bầu ra hoa khoảng sau 30 ngày trồng thì giảm lượng đạm tăng lượng lân và kali bằng cách bón phân gà, phân dơi đã ủ hoai, phun dịch chuối, luân phiên 7 ngày/lần cho đến 60 ngày sau trồng thì giảm dần.
– Phòng trừ sâu bệnh
+ Bầu thường bị các loài sâu hại như: rệp mềm, sâu vẽ bùa, bọ xít ăn lá,…
+ Các loại bệnh hại như: bệnh phấn trắng, đốm lá, héo xanh,…
+ Chú ý phòng bệnh hơn chữa bệnh:
Luân phiên 10 ngày/lần phun các chế phẩm sinh học như GE gừng tỏi ớt, GE quế, bổ sung nấm đối kháng.
Trường hợp sâu bệnh xuất hiện thì nên bắt sâu tiêu diệt ngay. Cắt lá bệnh, nhổ bỏ các cây bị bệnh vi khuẩn, vi rút để tránh lây lan.
Bầu rất dễ bị đục trái nên bổ sung thêm các miếng dán bẫy màu hoặc bẫy pheromone để dẫn dụ ruồi vàng.
– Bấm ngọn và tỉa cành
+ Bầu ra nhiều nhánh và có thể mang trái ở dây nhanh nên tỉa bớt các nhánh từ gốc lên đến giàn để giảm cạnh tranh dinh dưỡng với thân chính.
+ Không tỉa các nhánh đã lên giàn.
+ Khi các dây nhánh ra trái, sau khi thi trái thì nên tỉa ngọn để nhánh phân ra nhiều nhánh con.
5/ Thu hoạch
Khoảng 60 – 70 ngày thì bầu sẽ cho thu hoạch. Tùy vào từng giống mà thời gian có thể sớm hoặc muộn hơn. Nhưng chung quy thì sau khi bầu đậu trái 10 – 12 ngày là đã thu hoạch được. Tránh để bầu quá già sẽ mất đi vị ngọt tự nhiên, hạt cứng rất khó ăn.
Vậy là Đặng Gia Trang đã chia sẻ xong cách trồng bầu tại nhà cho quả sai, to, ngon nhất rồi. Việc của bạn giờ là bắt tay vào trồng ngay thôi! Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!
HLV.vn
*Xem thêm
- Kỹ thuật trồng dưa leo cho năng suất cao
- Cách trồng mướp thùng xốp trĩu quả
- Cách trồng củ cải Hàn Quốc tại nhà cho củ siêu to
- Cách trồng cà rốt trong chậu tại nhà đơn giản