Home Kiến thức cơ bảnGieo trồng Biện pháp phòng trừ chuột hại ngoài đồng ruộng

Biện pháp phòng trừ chuột hại ngoài đồng ruộng

by Học Làm Vườn

Chuột phá hại cây lúa ngày càng nhiều trong những năm gần đây, khiến những người nông dân tỏ ra bàng hoàng khi chứng kiến những cây lúa xanh tốt bị chuột cắn tới sát gốc. Năng suất lúa sẽ giảm mạnh nếu tình trạng trên không được giải quyết ngay lập tức. Ngoài ra chuột cũng gây hại và ảnh hưởng đến nhiều loại cây trồng khác. Bà con hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu các biện pháp trừ chuột ngoài đồng hiệu quả qua bài viết sau nhé!

1/ Đặc tính sinh học của chuột

Chuột là loài động vật thông minh và nhanh nhẹn, hoạt động sinh sản đạt đỉnh điểm vào mùa thu và mùa xuân và giảm dần vào mùa hè và mùa đông. Chuột mẹ sẽ sinh một lứa từ 8 đến 12 con sau khi giao phối và thời gian mang thai khoảng 22 ngày.
Do răng chuột tiếp tục phát triển trong suốt vòng đời nên chúng buộc phải mài, cắn, gặm bất cứ thứ gì, là đối tượng nguy hiểm trong sản xuất nông nghiệp. Chuột phá hoại các công trình kiến trúc và cắn phá hầu hết các loại cây trồng, đặc biệt là cây lương thực và rau quả.

2/ Những biện pháp trừ chuột phổ biến được nhiều người áp dụng

2.1  Biện pháp canh tác

Tổ chức diệt chuột thường xuyên liên tục, đồng bộ và chú trọng 4 dịp quan trọng. 

– Vào mùa mưa, các nông trại bị ngập trong nước: Chuột tụ tập trên các bờ bụi, cồn cát và các khu dân cư thành từng đàn lớn. Vậy nên, việc đánh bắt bằng tay và tổ chức đặt bã khá thành công.

– Trước khi gieo cấy giống 7-10 ngày: Chuột sống ở ven đường, bờ kè, mương, đụn cát và thiếu nguồn thức ăn nên việc diệt chuột được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, cả đánh bắt thủ công và bã thuốc cũng như diệt chuột trên đồng ruộng và khu dân cư.

– Giai đoạn lúa đẻ nhánh: Trong thời gian này, lúa phát triển nhanh về nhánh và lá, nguồn cung cấp lương thực trên đồng ruộng rất dồi dào. Do đó, chuột tập trung lực lượng đi về ruộng lúa để ẩn náu và phá phách. Bà con nên triển khai lực lượng diệt chuột cả thủ công và đặt thuốc diệt chuột để đạt hiệu quả cao. 

– Thời kỳ lúa trổ đòng: Đây là thời điểm chuột chủ yếu sống ngoài đồng và chuột cái vào hang sinh sản, vì vậy bà con hãy lên kế hoạch trước để đào hang, săn mồi thành công và bẫy được nhiều chuột, cả chuột cái và chuột con. Do chuột ăn mồi ít hơn trong thời gian này nên việc sử dụng thuốc bả không hiệu quả.

2.2  Biện pháp trừ chuột thủ công

 Đào hang

Tổ chức lực lượng tìm hang để đào bắt chuột một cách hiệu quả, Để ngăn chuột thoát ra ngoài, hãy xác định vị trí và bịt kín các cửa hang, chỉ để hở một cửa. Đầu tiên đào hang chính (thường có lỗ lớn nhất), sau đó từ từ đào vào hang phụ cho đến khi gần đến tổ. Phần lớn chuột sinh sản trong hang nên cách này sẽ khiến sự sinh sôi của chuột giảm nhiều hơn.

Soi đèn diệt chuột

Khi bị đèn chiếu rọi thẳng vào mắt chuột, chuột sẽ bị mù và không thể chạy được. Lúc này, tất cả những gì bà con phải làm là dùng gậy đập chúng để tiêu diệt.

Đổ nước

Biện pháp này có thể được sử dụng ở những nơi chuột đào hầm gần nước hoặc nơi đất không quá mềm. Đào miệng hang rộng để nó tạo thành một cái phễu lớn có thể chứa đầy nước. Khi nhìn thấy sủi bọt, điều đó có nghĩa là những con chuột trong hang đã bị ngạt và đang cố gắng thoát ra ngoài. Sau khi diệt hết chuột, phải lấp đất lại để chúng không làm tổ được nữa.

Hun khói

Tìm và lấp các hang nghách, chừa một lỗ trống làm lồng bẫy hoặc cắm hàng rào tre. Ở một đầu cửa hang đốt một bó rơm để cháy và quạt khói vào. Lũ chuột sẽ bị ngạt khói và phải chạy trốn đến lỗ hang đã giăng bẫy sẵn. Khi tất cả các hang phụ bị chặn, phương pháp diệt chuột bằng khói này luôn mang lại hiệu quả đến khó tin.

Đặt bẫy

Tạo ruộng bẫy bằng cách gieo mạ trước thời vụ 2 – 3 tuần. Ruộng bẫy sẽ cách ruộng chính khoảng 10 – 20 m2. Trùm kín túi nilon cao 60 – 70cm có đục lỗ ở dưới để đặt bẫy. Khi chuột di chuyển để tìm kiếm thức ăn, chúng sẽ tìm cách chui qua lỗ và bị mắc kẹt.

Bien Phap Phong Tru Chuot Hai Ngoai Dong

Nuôi mèo để diệt chuột, nuôi chó săn chuột

Mèo hay chó là loài khắc tinh của chuột. Bà con nên cân nhắc nuôi một con mèo hoặc chó nếu bà con đang tìm kiếm một trong những cách đơn giản, nhàn hạ để đuổi loài gặm nhấm này. Tuy nhiên, hãy nuôi dưỡng con mèo của mình thật khỏe mạnh thì chúng mới có thể nhanh chóng xử lý bất kỳ con chuột nào.

3/ Những biện pháp trừ chuột sinh học, hóa học có hiệu quả cao

3.1 Biện pháp trừ chuột sinh học

Một số cách diệt chuột bằng biện pháp sinh học cũng rất hiệu quả như gạo rang trộn xi măng sẽ làm làm chuột bị vón cục trong bụng và chết. Diệt chuột bằng hành tây sẽ khiến chuột bị phá hủy hồng cầu và ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Hay bà con cũng có thể dùng bột ớt để làm chuột bị ngạt và đánh bẫy chúng.

3.2 Biện pháp trừ chuột hóa học

Khi mật độ chuột tăng cao đáng kể trên đồng ruộng, bà con nên sử dụng các biện pháp hóa học là các loại bả, thuốc chuột từ thuốc hóa học. 

Bả chuột hóa học chỉ nên sử dụng ở những nơi xa khu dân cư, nơi chuột gây hại nặng. Chuột có xu hướng nếm bữa ăn độc hại hoặc không. Do đó, bà con hãy dùng mồi không có thuốc liên tục 3 – 5 ngày khiến chuột hoang mang, mất tỉnh táo, sau đó mới dùng mồi có tẩm thuốc.

Cần lưu ý rằng thuốc diệt chuột bằng hóa chất cực kỳ nguy hiểm, do đó phải cảnh báo cho người dân, làm bảng thông báo trên địa bàn và liên tục giám sát việc quản lý thuốc để đảm bảo an toàn cho con người, vật nuôi và môi trường.

Qua bài viết này, Đặng Gia Trang vừa chia sẻ với bà con những biện pháp trừ chuột ngoài đồng hiệu quả. Chúc bà con sớm kiểm soát được loài gây hại này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 để được giải đáp nhé!

HLV.vn

*Xem thêm

  • Phòng trừ sâu bệnh hại bằng thảo mộc thiên nhiên
  • Bí quyết tiêu diệt ốc sên đơn giản, hiệu quả và an toàn cho cây trồng 100%
  • Đảm bảo vệ sinh – yếu tố đầu tiên trong phòng trừ sâu bệnh hại

You may also like