Home Kỹ thuật trang trại Bẫy pheromone – liệu pháp vàng trong phòng trị côn trùng gây hại

Bẫy pheromone – liệu pháp vàng trong phòng trị côn trùng gây hại

by Học Làm Vườn

Canh tác nông nghiệp hữu cơ sẽ tạo nên sự đa dạng sinh học và cân bằng hệ sinh thái. Những thiên địch có ích sẽ đóng vai trò điều hòa tình hình sâu bệnh bằng cách tiêu diệt hoặc ức chế sâu bệnh. Tuy nhiên, dưới tác động của những yếu tố như sự biến đổi thất thường của thời tiết và vấn đề môi trường làm ảnh hưởng đến sự cân bằng đó, sâu hại lại nhiều hơn những loài thiên địch có ích. Do đó công tác phòng trừ sâu hại là rất quan trọng. Hiện nay bẫy Pheromone là biện pháp được nhiều người nông dân áp dụng nhằm mục đích phòng trị côn trùng gây hại.

Sử dụng bẫy pheromone là biện pháp hiệu quả cao trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng nông nghiệp. Vậy hôm nay, chúng ta hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu và biện pháp sinh học này nhé!

1/ Pheromone là gì?

Pheromone là những chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài, những chất này được tiết ra ngoài cơ thể côn trùng và có thể gây ra những phản ứng chuyên biệt cho những cá thể khác cùng loài. Đôi khi chất này còn được gọi là hormone xã hội (social hormone) hay được xem như một hệ thống thông tin hóa học.

Có loài chỉ sản xuất một số ít Pheromone, một số loài khác lại có khả năng sản xuất nhiều hơn. Hệ thống Pheromone khá phức tạp ở các loài côn trùng sống thành xã hội. Thông tin hóa học này khác với cơ quan thị giác hay thính giác. Sự truyền bá thông tin bởi pheromone tương đối chậm (Pheromone phân tán trong không khí) nhưng tín hiệu của Pheromone được duy trì lâu, xa và đôi khi đến 2km hoặc hơn.

bay-pheromone
Một loại bẫy pheromone khá phổ biến

Pheromone là hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học tương tự như chất kích thích tố của côn trùng, nhằm thu hút con trưởng thành vào bẫy để diệt côn trùng. Pheromone là tên gọi một hỗn hợp các hóc-môn giới tính. Hỗn hợp này tạo ra loại mùi thơm đặc trưng giống cái của một số loài côn trùng. Côn trùng đực theo đó bị dẫn dụ và bị giữ lại trong bẫy nhờ hỗn hợp keo dính tương tự như trong bẫy màu.

Pheromone là chất dẫn dụ giới tính có tác dụng thu hút trưởng thành của sâu hại được sử dụng trong dự báo tình hình và phòng trừ một số đối tượng sâu hại, ruồi vàng. Kết hợp Pheromone với các loại bẫy, côn trùng, ruồi vàng sẽ bị dẫn dụ lọt vào bẫy và không thể thoát ra được dẫn đến bị chết.

2/ Vai trò của pheromore đối với đời sống côn trùng

Pheromone giữ vai trò trong nhiều hoạt động của đời sống côn trùng. Pheromone có thể là chất báo động, chất giúp cho côn trùng biết và nhận ra nhau, chất hấp dẫn sinh dục, chất quyết định cho việc tụ tập lại thành đàn của côn trùng, và cũng là chất quyết định cho các loại hình cá thể (caste determination) của các côn trùng sống thành xã hội. Đây cũng chính là một ứng dụng trong các bẫy pheromone.

Ngoài ra, chất pheromone báo động ở các loài kiến thường được tiết ra từ hàm trên hay tuyến hậu môn. Những chất hấp dẫn sinh dụ thường được tiết ra từ con cái để hấp dẫn con đực. Ở các loài kiến thì các chất sử dụng để đánh dấu đường đi được tiết ra từ hậu môn. 

3/ Bẫy Pheromone – liệu pháp vàng trong phòng trị côn trùng gây hại

Bẫy Pheromone có thể xử lý được ruồi vàng, sâu xanh, sâu ăn tạp (thuộc họ bướm đêm), sâu đục quả trên cây đậu đũa, hay các loại sâu tơ, sâu khoang trên nhóm rau họ cải đều. Các bẫy dính được thiết kế để giết sâu bọ trưởng thành gồm các loại bướm, bọ nhảy, bọ xít…

Một bẫy Pheromone có thể diệt sâu đục quả trên diện tích 90m2, một bẫy màu có thể phát huy tác dụng trên diện tích 60m2.

Có rất nhiều loại cây trồng có thể áp dụng bẫy Pheromone để phòng trừ sâu hại như su hào, cải bắp, lơ xanh, cải xanh, cải ngọt, đậu cove, đậu trạch, hành hoa, cà chua… (đối tượng sâu hại là sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh da láng hại hành, sâu đục quả cà chua).

Sử dụng bẫy Pheromone không chỉ giúp diệt sâu, mà còn giúp bà con dự đoán được thời điểm có sâu hại nhiều. Theo các nhà khoa học, để hiệu quả phòng trừ được cao, việc sử dụng bẫy phải sử dụng đồng loạt, khi mật độ sâu cao cần kết hợp thêm thuốc trừ sâu sinh học

Sử dụng bẫy giúp tăng được năng suất lên 70% so với bình thường và sản phẩm lại rất an toàn, loại trừ được việc dùng thuốc trừ sâu như trước đây.

Việc sử dụng bẫy Pheromone không gây độc hại đối với con người, bảo vệ côn trùng có ích và môi trường sinh thái, song vẫn khống chế tốt quần thể sâu phát sinh, phát triển trên đồng ruộng, giúp giảm số lần sử dụng thuốc BVTV trong vụ mà vẫn bảo đảm hiệu quả phòng trừ.

bay-pheromone
Bẫy phoromone được nông dân ứng dụng trong canh tác

4/ Cách sử dụng bẫy Pheromone ?

  • Vật liệu làm bẫy Pheromone bao gồm: Mồi Pheromone, bát nhựa, hộp nhựa, giá treo bẫy, dây thép, xà phòng. Đối với mỗi loại sâu hại có cách làm bẫy khác nhau.
  • Giá treo bẫy có thể làm bằng gỗ hoặc tre, đóng hình chữ L, chiều cao 100cm, chiều dài thanh ngang từ 25-30cm để buộc bẫy. Đối với một số loại rau leo giàn (đậu leo, cà chua) có thể treo bẫy ngay trên giàn có sẵn.
  • Sử dụng xà phòng bột hòa vào nước với nồng độ 0,1% sau đó đổ vào bát nhựa, hộp nhựa, mục đích để khi trưởng thành, sâu rơi xuống bị dính nước xà phòng và chết (chú ý giữ mực nước xà phòng 1/3 chiều sâu của bát nhựa và 1/4 hộp nhựa).
  • Thay mồi định kỳ 15-20 ngày/lần và mồi Pheromone phải được bảo quản lạnh trước khi mang ra sử dụng để hiệu lực không bị giảm.
  • Đặt bẫy Pheromone đồng loạt trên cả khu vực canh tác và tốt nhất nên có sự tham gia của những vùng canh tác liền kề, đặt đơn lẻ ở từng ruộng có khả năng làm giảm hiệu quả.

Bẫy Pheromone phòng trừ một số đối tượng sâu hại, ruồi vàng bước đầu có hiệu quả tốt, an toàn sức khỏe và thân thiện với môi trường. Vì vậy, người canh tác hữu cơ hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp này vào canh tác để thu được kết quả phòng trừ sâu bệnh hại như mong muốn.

Ngoài ra bẫy pheromone, nông dân mình cũng nên đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng để kháng sâu bệnh tốt và cân nhắc sử dụng các loại Phân trùn quế HLV phù hợp nhu cầu, chi phí. 4 loại phân trùn quế của HLV hiện nay gồm có:

  • Phân trùn quế Pb00: phân trùn quế thô, được lấy trực tiếp từ trang trại, chưa qua giảm ẩm, xay mịn.
  • Phân trùn quế Pb02: phân trùn quế thô được lấy trực tiếp từ trang trại nhưng đã được phơi giảm ẩm.
  • Phân trùn quế Pb01: đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và ray mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp.
  • Phân trùn quế cao cấp viên nén: phân trùn quế được sản xuất dưới dạng viên nén tan chậm, đã qua giảm ẩm, sàng lọc và ray mịn.

Mọi chi tiết thắc mắc về dinh dưỡng phân trùn quế, giá sỉ cho trang trại và hướng dẫn sử dụng, vui lòng liên hệ Hotline 0902652099

HLV.vn

*Xem thêm:

  • Hiểu về phân bón hữu cơ
  • Đất trồng bị thoái hóa: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
  • 9 loại cây trồng giúp cải tạo đất hiệu quả
  • Đất và độ phì của đất trong nông nghiệp hữu cơ

You may also like