Người yêu hoa hồng từ lâu đã quen thuộc với loại hoa hồng cổ Sapa, vốn dĩ nổi tiếng và được sưu tầm phổ biến trong tất cả các giống hồng cổ tại Việt Nam. Để có những hoa hồng cổ Sapa nở rộ khoe sắc trong vườn nhà, bạn cần nắm được một số bí quyết trong cách trồng và chăm sóc hoa. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu cách làm cụ thể qua bài viết sau nhé!
1/ Nguồn gốc của hoa hồng cổ Sapa
Từ thời Pháp thuộc, những nhà thám hiểm từ châu Âu đã đem một loài hoa hồng bản địa của họ vào Việt Nam, và trồng chúng trong những dinh thự ở Sapa. Qua thời gian, loài hoa hồng này dần thích nghi với môi trường, khí hậu bản địa nơi đây, và đến ngày nay nó trở thành một trong những giống hoa hồng quý, có giá trị cao tại Việt Nam, đó là cây hoa hồng cổ Sapa.
2/ Đặc điểm của hoa hồng cổ Sapa
Hồng cổ Sapa có tên khoa học là Rosa tunquinensis Crep. Hồng cổ Sapa là loại cây thân bụi, có chiều cao trung bình từ 2 – 3 m, đường kính tán từ 1 – 4 m. Thân hồng thuộc dạng thân gỗ, màu nâu sẫm, trên thân có một lớp lông mao và nhiều gai, tạo ra vẻ ngoài xù xì lạ mắt. Lá cây hoa hồng cổ hình bầu dục, phía đầu lá thuôn nhọn, mép lá có răng cưa, lá màu xanh sẫm, phiến lá cứng cáp thể hiện sự hấp thụ ánh sáng mạnh mẽ, sức chống chịu với thời tiết khắc nghiệt tốt.
Hồng cổ Sapa thuộc một trong những giống hồng có hoa lớn, kích thước hoa trung bình tầm 6 – 8 cm, sắc hồng phấn tươi sáng, dáng đầy đặn. Hoa là loại hoa kép cánh xếp, được tạo bởi rất nhiều cánh hoa xếp xen kẽ khít với nhau, hướng vào tâm, các cánh ngoài xếp chụm lại thành hình tròn nhẹ nhàng ôm lấy tâm hoa. mỗi bông hoa hồng cổ Sapa có khoảng 30 – 50 cánh hoa, nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật thì hoa có sức sống từ 8-12 ngày mới tàn.
Mùi hương của hồng cổ Sapa rất thanh khiết và tinh tế làm say đắm lòng người, có đặc tính bền hương từ lúc nở đến khi tàn dù thời tiết có thay đổi thế nào.
3/ Phân biệt hồng cổ Sapa và hồng leo Sapa
Nhiều người mới trồng tưởng lầm tưởng Hồng cổ Sapa là Hồng leo. Nhưng nếu quan sát kĩ thì bạn sẽ thấy hai loại hoa khác có nhiều điểm khác biệt.
Hoa hồng cổ sapa cao từ 2 – 3 m, là dạng thân bụi và hoàn toàn không có khả năng leo. Bông hoa to nhưng dáng chụm lại gọn gàng khiêm tốn, các cánh hoa khít nhau, không xòe ra phô trương sắc đẹp như Hồng leo.
Hồng leo Sapa là giống hồng có dạng thân leo, sống lâu năm, có hoa to và mùi thơm đặc biệt, chiều cao từ 1 – 10m, bám vào cổng tường hoặc leo theo giàn. Cánh hoa thì thường xếp theo kiểu cuộn xoáy, mọc theo chùm ở đầu ngọn hoặc cành.
4/ Điều kiện sinh trưởng của hoa hồng cổ Sapa
Hoa hồng cổ Sapa ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Ngoài vẻ đẹp và hương thơm của chúng, hồng cổ Sapa còn có những đặc điểm độc đáo khiến chúng được săn đón nhiều. Cây sinh trưởng nhanh, kháng sâu bệnh tốt, thích hợp với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao. Chu kỳ ra hoa và xoay vòng khá nhanh, chăm sóc đúng cách có thể ra hoa quanh năm. Hoa hồng cổ Sapa có tuổi thọ cao, có thể sống hàng chục năm.
Cách trồng nở hoa to và ngát hương
5/ Chuẩn bị trồng hồng cổ Sapa
5.1 Đất trồng
Đất phù hợp để trồng hồng cổ là đất cát pha, đất phù sa giàu màu mỡ, tơi xốp và thoát nước tốt, độ pH nên từ 6-8, nếu trường hợp đất bị chua, độ pH < 5,5 thì nên sử dụng thêm vôi bột để tăng lên lại độ pH trong đất. Trồng cây giống cần làm đất kỹ, đất tơi xốp và làm sạch cỏ dại.
Ngoài ra bạn có thể lựa chọn đất sạch đã được xử lý và phối trộn với tỉ lệ thích hợp để trồng hồng cổ Sapa. Sử dụng đất sạch HLV chuyên dùng cho hoa kiểng là giải pháp vừa tiện lợi vừa hiệu quả để cây phát triển tốt nhất.
5.2 Chọn cây giống
Hoa hồng cổ Sapa có thể được trồng từ hạt hoặc giâm cành, tuy nhiên bạn nên tận dụng những cây đã chiết để cây phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn.
Nếu trồng bằng hạt, bạn nên gieo hạt vào đất đã chuẩn bị sẵn, sau đó phun bổ sung chất kích thích sinh trưởng để giúp hạt nhanh nảy mầm, bén rễ. Tuy nhiên, phương pháp này có tỷ lệ nảy mầm thấp và khó áp dụng ở Việt Nam.
Nếu bạn chọn cành giâm, hãy tìm những cây hồng khỏe mạnh, có tán rộng và không có sâu bệnh hoặc nấm trên thân cây.
6/ Kỹ thuật trồng hồng cổ Sapa
Hồng cổ Sapa nên được trồng trực tiếp vào đất vườn để cây phát triển và hình thành dáng khỏe nhất có thể, miễn là đất vườn thoát nước đầy đủ, vị trí trồng nhận được đủ ánh sáng mặt trời.
Đào một cái hố đủ sâu và đủ rộng để đặt bầu đất. Sau đó, theo tỷ lệ 30/50, trộn phân chuồng hoai mục với đất vườn, cắm bầu cẩn thận vào hố, lấp đất và tưới nước đẫm một lần, 3-5 ngày sau tưới thêm một lượt nữa, theo dõi khoảng 10 ngày cho đến khi cây đâm chồi ổn định rồi tưới cách ngày.
7/ Cách chăm sóc hồng cổ Sapa sau khi trồng
7.1 Tưới nước
Nếu bạn đang trồng hồng cổ Sapa trong chậu, bạn cần phải tưới nước 2 lần/ngày khi không có ánh sáng mặt trời. Nếu trồng trực tiếp trong vườn thì cần tưới nước 1 lần/ngày để đủ ẩm cho cây phát triển mạnh. Nếu không có đủ nước, sâu bệnh có thể sinh sôi và lây lan, tàn phá quá trình chăm sóc. Khi tưới cây, hãy nhớ rằng chỉ cần một lượng nước vừa phải. Đây giống hồng dễ bị úng nếu không thoát nước hợp lý, do đó hồng cổ Sapa này chỉ cần một lượng nước vừa đủ.
7.2 Cắt tỉa và tạo dáng
Việc cắt tỉa thường xuyên sẽ giữ được hình dáng cho cây và giúp cây thông thoáng bằng cách loại bỏ cành tăm
Cắt tỉa sau khi hoa tàn: ngăn cây ra quả, vì khi cây ra quả, chất dinh dưỡng tập trung vào nuôi quả hơn là ra hoa mới, khiến cây hoa hồng bị héo và mất dáng. Đồng thời, đây là phương pháp làm mầm mọc nhanh hơn mà không làm mất dinh dưỡng của cây.
Cắt tỉa đồng loạt giúp tái tạo cây mọc lại và ra hoa cùng một lúc.
7.3 Bón phân
Bón phân cho cây 1 hoặc 2 lần/tháng để đảm bảo cây có đủ chất dinh dưỡng để sống. Việc bổ sung các thành phần có nguồn gốc thực vật như đậu nành ngâm hoặc bã cà phê cũng góp phần làm cho hoa thơm và lộng lẫy hơn, đặc biệt ở loài hoa hồng cổ Sapa này. Khi phun các loại phân bón qua lá thường xuyên, cây sinh trưởng tốt, hoa nở nhiều, tập trung, kích thước hoa to, sặc sỡ và thời gian chơi hoa lâu hơn.
Đồng thời, phân trùn quế là loại phân hồng cực ưa chuộng bởi sự lành tính, an toàn. Nhiều nhà vườn đã tin dùng lựa chọn phân trùn quế SFARM dạng viên nén để bón bổ sung cho cây.
7.4 Phòng trừ sâu bệnh hại
Hồng cổ Sapa là loại cây có khả năng kháng bệnh tốt, ít bị sâu bệnh nhưng cũng dễ bị bọ trĩ và khô héo vào mùa hè. Các chồi mới sẽ cong, đen và bị nhiễm trùng, đó là những dấu hiệu nhận biết. Sử dụng các chế phẩm sinh học như dầu neem, chế phẩm rượu tỏi ớt ngâm pha loãng với nước, phun định kỳ 1 – 2 tuần/lần sẽ phòng trừ bệnh hiệu quả.
8/ Cách nhân giống hồng cổ Sapa
Bạn cắt một đoạn vỏ dài khoảng 2-4cm từ cành chiết to, khỏe, kích thước ít nhất bằng ngón tay trỏ trở lên, nơi ngã ba cành của cây. Bôi thuốc kích thích ra rễ vào khu vực khoanh vỏ cây, trước khi cho bầu đất đã chuẩn bị sẵn vào chỗ đã khoanh đó (đất bầu có thể trộn thêm xơ dừa, bèo tấm, lưu ý là đất ẩm để cây có thể phát triển tốt nhất). Bạn sẽ nhận thấy rễ mọc ra khỏi chỗ chiết sau khoảng 10-30 ngày. Lúc này, bạn cắt cành cây và chuẩn bị đem đi trồng.
9/ Công dụng và lợi ích của hồng cổ Sapa
Hoa hồng là một loài thực vật tượng trưng cho tình yêu và niềm vui. Loài hoa này tạo cho ngôi nhà của bạn một không khí ấm áp và vui vẻ. Với mong muốn giữ lửa cho tình yêu và củng cố mối quan hệ bền chặt.
Hồng cổ Sapa cũng được sử dụng để sản xuất các loại nước hoa rất được ưa chuộng. Ngoài ra, đây còn được coi là loại cây thảo dược có tác dụng bồi bổ và trẻ hóa làn da của phụ nữ. Ngắm hoa hồng còn giúp tinh thần thoải mái, thư thái sau một ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng.
Như vậy là Đặng Gia Trang đã bật mí với bạn cách trồng hồng cổ Sapa nở cực to và ngát hướng. Chỉ cần thực hiện như hướng dẫn trên là bạn đã có ngay những chậu hoa hồng khoe sắc trong vườn nhà rồi. Hãy cùng thực hiện ngay nhé, chúc bạn trồng thành công. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 để được giải đáp bạn nhé!
HLV.vn
*Xem thêm:
- Hướng dẫn cách trồng hoa hồng bằng hạt đơn giản nhất
- Cách nhận biết và bí quyết chăm sóc Hoàng thảo Thái Bình đơn giản
- Phân loại & cách chăm sóc lan hoàng thảo chuẩn chuyên gia
- Kỹ thuật trồng hoa đồng tiền chậu đón Tết tài lộc