Phân gà rất giàu dinh dưỡng và là một trong những loại phân hữu cơ tốt nhất cho cây. Tuy nhiên, phân gà chưa được ủ hoai mục lại có thể gây hại cho đất và cây trồng. Vậy, có những cách ủ phân gà nào hiện nay? Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Phân gà có tốt không?
Phân gà và những vai trò với đất, cây trồng
Vai trò của phân gà đối với đất trồng
Là loại phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng, nếu áp dụng đúng cách ủ phân gà, bà con sẽ mang lại cho đất trồng những lợi ích như:
- Giúp hỗ trợ cải tạo lại đất trồng, có khả năng giữ ẩm tốt khiến cho đất luôn tơi xốp do đủ độ ẩm.
- Cung cấp hàm lượng lớn hữu cơ, ngoài ra việc cung cấp giữ ẩm tốt khiến cho các vi sinh vật có lợi hoạt động được tốt hơn, làm tăng độ phì nhiêu của đất hơn.
Vai trò của phân gà đối với cây trồng
Do phân gà có thể bổ sung dưỡng chất tốt cho đất, cây trồng sau khi hấp thụ được chất dinh dưỡng, đã tăng sức đề kháng, giảm bớt một số loại bệnh hay gặp phải ở cây trồng như xoắn lá, chùn đọt, vàng lá.
Phân gà ủ hoai đúng cách còn giàu dinh dưỡng hữu cơ dễ hấp thu, bón loại phân gà vi sinh này còn mang lại các lợi ích khác cho cây trồng như:
- Khi cây trở nên khỏe mạnh nhờ được bón phân gà thì hương vị của các loại nông sản cũng được tăng lên, thơm ngon và giàu dinh dưỡng hơn.
- Cây phát triển bộ rễ tốt, khỏe mạnh cũng hạn chế được tốt đa các bệnh về rễ mà cây trồng hay gặp phải như sưng rễ, lở cổ rễ.
Ưu điểm của phân gà
Nhiều phân tích, đánh giá khoa học kết luận rằng phân gà giàu hàm lượng hữu cơ cao cũng như các hàm lượng natri, photo, kali vượt trội hơn hẳn phân dê hay như phân trâu. Do đó, áp dụng đúng cách ủ phân gà, thành phẩm phân gà vinh sinh sẽ được đánh giá cao trong việc sử dụng để hỗ trợ bổ sung dưỡng chất vào đất đối với các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây ăn trái.
Một số ưu điểm khác của phân gà hoai mục khác có thể kể đến như:
- Giàu Canxi, Kali tăng sức đề kháng, chống chịu của cây trồng
- Tăng khả năng thụ phấn, đậu trái và màu sắc, hương vị nông sản
Nhược điểm của phân gà
Đối với phân gà chưa được ủ hoai mục sẽ có một số nhược điểm sau đây:
– Gây vàng lá trên một số loại cây trồng nhạy cảm, cây khó hấp thụ chất dinh dưỡng bởi phân gà được phân loại vào loại phân chuồng nóng.
– Gây ra một số loại bệnh cho cây trồng như nấm, tuyến trùng do phân không được xử lý kỹ càng. Có thể gây phá hủy toàn bộ rễ của cây trồng bởi khi nấm bệnh, tuyến trùng bám được vào rễ cây thì chúng sẽ sinh sôi nhanh chóng và lây lan trên diện rộng.
Chính vì 2 nhược điểm lớn trên, áp dụng đúng cách ủ phân gà, nhất là ủ vi sinh sẽ hạn chế nóng cây. Chất dinh dưỡng cũng được vi sinh vật phân giải cho sản phẩm phân gà vi sinh có công dụng vượt trội hơn.
Phân gà ủ hoai là gì?
Phân gà ủ hoai là loại phân được xử lí bằng các kỹ thuật ủ từ phân gà tươi trong chuồng, sau một thời gian sẽ cho ra phân gà vi sinh thì có thể đem đi bón cho các loại cây trồng. Có hai cách ủ phân gà là cách ủ phân gà truyền thống và cách ủ phân gà bằng men vi sinh.
Phân gà ủ hoai giúp cho cây sinh trưởng nhanh chóng nhờ vào các dưỡng chất tốt và một số ưu điểm vượt trội hơn hẳn phân bón hóa học.
Vì sao phân gà bón cây cần được ủ hoai
Những tác dụng mà phân gà ủ hoai mang đến giúp cho việc trồng trọt đạt được hiệu quả cao. Cụ thể:
- Giúp cải tạo đất trồng rất tốt, giảm độ mặn và độ chua hiệu quả, đồng thời giúp giữ ẩm đất lâu dài.
- Cung cấp cho đất trồng nhiều loại vi sinh vật có lợi nằm và hàm lượng hữu cơ cao.
- Đất trồng được bón phân gà ủ hoai sẽ trở nên tơi xốp, giúp cây dễ dàng hút được các dưỡng chất nằm ở bên dưới, tạo được độ sinh trưởng nổi bật với thời gian nhanh chóng.
- Giúp cây trồng dễ dàng thụ phấn, nông sản có hương vị thơm ngon và màu sắc nổi bật hơn.
- Phân gà ủ hoai còn giúp cho cây trồng tránh được nhiều loại dịch bệnh, có được sức đề kháng vô cùng vượt trội.
5 cách ủ phân gà hoai mục hiệu quả, giàu dinh dưỡng
Cách ủ phân gà hoai mục bằng phương pháp ủ nóng
- Chuẩn bị nền đất khô ráo, không thấm nước. Sau đó lấy phân gà tươi ra khỏi chuồng và rải thành từng lớp. Lưu ý không được nén phân.
- Trộn vào nước tưới 2% supe lân, 1% vôi bột và khuấy đều. Tưới đều nước quanh đống ủ sao cho độ ẩm đạt được là 60 – 70%. Có thể kiểm tra bằng cách dùng tay bóp thử phân gà đã tưới nước, thấy nước rỉ qua các kẽ ngón tay là đạt.
- Cuối cùng là dùng bạt lớn bao phủ toàn bộ bên ngoài đống phân, dùng gạch hoặc các vật nặng chèn bạt ở chân đống ủ. Tưới nước mỗi ngày để giữ độ ẩm cho đống ủ.
- Sau 4 – 6 ngày ủ, nhiệt độ đống ủ có thể lên tới 60 độ C, các vi sinh vật thực hiện quá trình phân giải chất hữu cơ diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế lớn do sự hoạt động mạnh mẽ của tập đoàn vi sinh vật. Và để các vi sinh vật này hoạt động tốt thì chúng ta cần giữ cho đống phân được tơi xốp.
- Sau 30 – 40 ngày phân gà sẽ hoai mục, bà con có thể đem bón cho cây trồng.
Cách ủ phân gà bằng phương pháp ủ nóng giúp tiêu diệt tốt các loại hạt cỏ dại và nấm bệnh có trong phân gà, loại trừ được tối đa mầm mống của cỏ dại và sâu bệnh.
Cách ủ phân gà hoai mục bằng phương pháp ủ nguội
- Lấy phân gà tươi gà khỏi chuồng rồi nén chặt từng lớp 20cm.
- Rắc supe lân lên trên mỗi lớp phân (hàm lượng supe lân khoảng 2%).
- Sử dụng đất bột tơi nhuyễn rải lên mỗi lớp phân rồi nén chặt lại. Mục đích sử dụng đất là vì đất khá nặng, có thể giúp nén chặt mỗi lớp phân.
- Phân gà sau khi bị nén chặt sẽ thiếu oxy, lượng khí cacbonic tăng nhanh làm cho môi trường hoạt động của vi sinh vật trong phân gà trở nên yếm khí. Hệ vi sinh vật trong phân gà sẽ hoạt động, sinh sôi chậm chạp.
- Nhiệt độ đống ủ khoảng từ 30 – 35 độ C.
Cách ủ phân gà bằng phương pháp ủ nguội giúp lượng đạm bị mất đi ít hơn ủ nóng. Thời gian ủ kéo dài từ 5 – 6 tháng phân gà mới hoai mục hoàn toàn nhưng chất lượng phân sau cùng lại tốt hơn ủ nóng.
Cách ủ phân gà hoai mục bằng phương pháp nóng kết hợp nguội
Cách ủ phân gà bằng phương pháp ủ nóng hoặc nguội đều có những ưu và nhược điểm riêng. Để có thể tối ưu hóa quy trình ủ phân, bà con có thể kết hợp ủ nóng và nguội giúp rút ngắn thời gian ủ cũng như giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng trong phân gà. Cách làm như sau:
- Ban đầu, tiến hành ủ phân nóng trong 5 – 6 ngày đầu để phân gà đạt đến nhiệt độ 50 – 60 độ C. Hệ vi sinh vật sinh sôi phát triển mạnh mẽ do nhiệt độ cao.
- Sau đó, nén chặt những lớp phân gà lại để chuyển chúng thành trạng thái yếm khí.
- Phủ bạt kín bên ngoài đống ủ.
Với cách ủ phân gà như vậy thời gian ủ đã rút ngắn lại chỉ còn 4 – 5 tháng so với thời gian ủ phân nguội, đặc biệt là đảm bảo việc giữ lại chất đạm trong phân gà tốt hơn ủ nóng.
Cách ủ phân gà hoai mục bằng chế phẩm vi sinh
Cách ủ phân gà bằng bộ đôi EM & mật rỉ HLV
Nguyên liệu: 1 tấn phân gà, 200g EM, 2 lít mật rỉ đường, nước sạch.
Cách làm:
- Hòa tất cả EM và mật rỉ đường với 48 lít nước sạch.
- Chất phân chuồng theo từng lớp 20 – 30cm, phun đều dung dịch EM đã pha lên từng lớp.
- Phủ kín đống ủ để đảm bảo độ ẩm 50 – 60%, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển mạnh.
- Xới đều đống ủ 2 – 3 lần trong quá trình ủ, sau 30 ngày có thể đem ra sử dụng.
Cách ủ phân gà bằng Trichoderma Plus HLV
Nguyên liệu: 1 tấn phân gà tươi, 2kg Trichoderma Plus HLV, 2kg supe lân, nước.
Cách làm:
- Rải toàn bộ chế phẩm nấm Trichoderma Plus HLV lên phân gà, sau đó trộn đều.
- Hoàn supe lân vào nước rồi tưới đều đống ủ. Kiểm tra bằng cách bóp chặt phân gà đã tưới nước, thấy nước rỉ qua các kẽ ngón tay là đạt.
- Phủ kín đống ủ. Thực hiện tưới nước mỗi ngày giúp duy trì độ ẩm của đống ủ.
- Sau 4 – 5 tháng phân gà đã hoai mục hoàn toàn và có thể đem ra sử dụng.
Chế Phẩm EM Plus Trichoderma HLV
Được thành lập từ năm 2013, HLV là thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất và phân phối các loại phân bón hữu cơ, giá thể, đất sạch hữu cơ, mụn dừa xử lý, chế phẩm sinh học,… nhằm đáp ứng nhu cầu nông nghiệp sạch, bền vững tại thành thị cũng…