Home Kiến thức cơ bảnGieo trồng 5 bước trồng và chăm sóc để có chậu hoa hồng khỏe mạnh

5 bước trồng và chăm sóc để có chậu hoa hồng khỏe mạnh

by Học Làm Vườn

Trong thời gian gần đây, xu hướng chơi hồng kiểng được khá nhiều người yêu hoa chọn lựa. Bởi đây là loại cây cho hoa quanh năm, hoa có nhiều chủng loại, đa dạng màu sắc và đặc biệt là nét thanh thoát của nó luôn làm say lòng những người yêu hoa. Tuy nhiên, việc chăm sóc hoa hồng trong chậu lại đặt ra cho người trồng khá nhiều thách thức. Tình trạng cây cho hoa năng suất kém, cây hay bị bệnh và chết bất thường làm cho người trồng ít nhiều lo lắng. Vậy hôm nay, hãy để SFARM cùng chia sẻ với bạn 5 bước trồng chăm sóc để có chậu hoa hồng khỏe mạnh nhé!

Trồng hoa hồng khỏe mạnh

1/ Chọn nơi trồng phù hợp

Nơi trồng phù hợp là nơi cung cấp cho cây ánh sáng, nhiệt độ, độ thông thoáng,…một cách phù hợp nhất. Để cây có điều kiện phát triển tốt, bạn nên chọn:

Ánh sáng: Hoa hồng thích hợp những nơi nhiều nắng. Chú ý quan sát lựa chọn hướng ánh sáng (ánh nắng mặt trời) để đặt vị trí của chậu cây, cần phải lựa chọn nơi có ánh nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, tránh ánh nắng gay gắt và những nơi thiếu sáng.

Thông thoáng: đây là loại cây thích nơi trồng thoáng gió. Đặc biệt, bạn cần lưu ý tạo môi trường xung quanh cây là nơi thoát nước tốt, tránh ngập úng khi trời mưa.

Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp nhất cho hoa hồng từ 23-25oC. Tuy nhiên, khoảng nhiệt sẽ thay đổi tùy vào giống hồng, thời gian thuần hóa tại nơi trồng cũng như cách chăm sóc hoa của người trồng. Từ đó, hoa hồng có thể được trồng ở rất nhiều nơi.

2/ Chọn đất và giống

Để cho cây phát triển tốt nhất thì các yếu tố chuẩn bị trước khi trồng là quan trọng nhất. Trong đó, việc chọn giống hoa và chọn đất trồng phù hợp là điều quan trọng nhất.

Giống hoa: Khi bạn chọn loại hoa hồng để trồng, hãy dành một chút thời gian nghiên cứu các đặc điểm cụ thể của khu vực trồng, sau đó tiếp tục tìm hiểu đặc tính sinh trưởng của từng giống hoa sao cho phù hợp nhất với nơi trồng. Tiếp theo bạn nên chọn loại giống có rễ trần hay loại đã trồng sẵn trong chậu. Cây hồng có rễ trần nên trồng vào đầu mùa xuân, cho chúng thời gian bén rễ trước khi đâm chồi vào lúc thời tiết ấm lên. Còn cây hồng đã trồng sẵn trong chậu có thể để trong nhà suốt mùa đông, sau đó mang ra ngoài khi mùa xuân đến.

Đất trồng: Chọn đất tơi xốp có độ thoát nước tốt không để nước tưới bị ứ đọng làm hư bộ rễ, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ như phân trùn quế để bón lót cho cây. Khi sử dụng phân trùn quế, cây được cung cấp chất dinh dưỡng, hệ vi sinh vật tự nhiên, đất luôn trong tình trạng thông thoáng. Do là một loại phân hoàn toàn hữu cơ, phân trùn quế sẽ giúp cải tạo đất và cân bằng pH trong đất. Đây còn là loại phân giúp cho cây sai hoa, chất lượng hoa tốt và bền màu.

3/ Thường xuyên cắt tỉa

Bắt đầu tỉa bớt lá của cây để cho gốc cây thoáng hơn để tránh cho cây bị sâu bệnh. Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư, đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa hồng có sức đâm nhánh mới. Sau khi mầm chính lên cao 20-25cm, thì tiến hành bấm ngọn, chỉ để 4-5 cành cấp 1 toả đều xung quanh tạo thành bộ khung chính của cây. Thường xuyên tỉa bỏ các vô hiệu để cây được thông thoáng và tập trung dinh dưỡng. Phương pháp tỉa cành, ngắt ngọn, ngắt nụ, tạo hình cho cây hoa hồng được tiến hành thường xuyên, liên tục.

4/ Tưới nước

Đối với hoa hồng trồng chậu, nên tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Tưới nước khi thấy cây đã khô nước, lúc tưới phải tưới ướt đẫm để cung cấp đủ nước cho cây. Nếu cây thiếu nước sẽ xuất hiện nhện hại cây, cây bị vàng lá và rụng lá. Hạn chế tưới nước vào buổi tối hoặc khi thời tiết mưa nhiều bởi nếu nước đọng lại trên lá sẽ dễ khiến lá cây bị nấm bệnh. Đặc biệt không được tưới nước trực tiếp lên hoa, dễ gây thối hoa.

5/ Bón phân

Sau tưới nước, thì bón phân là yếu tố cũng rất quan trọng để có thể kích thích cho hoa hồng nở đúng lúc bạn mong muốn. Được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hoa hồng sẽ có ra hoa đẹp và đúng thời điểm. Vì thế khi thấy cây gầy, cao, lá không xanh đậm thì ngay lập tức bạn cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây.

Từ 10-15 ngày sau khi trồng, cây bắt đầu bén rễ và ra lá non, nên bổ sung chất dinh dưỡng thông qua các loại phân bón lá và phân hữu cơ. Định kỳ bón mỗi tháng một lần các loại dinh dưỡng hữu cơ. Đặc biệt khi thấy cây đâm nhánh mới, khi bắt đầu tạo nụ và sau mỗi đợt hoa nên lưu ý bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.

Hoa hồng <b>HLV</b>” width=”500″ height=”500″></p><p style=Phân trùn quế cao cấp SFARM Pb01 của SFARM là sản phẩm uy tín và đã có nhiều kết quả khả quan trên hoa hồng. Khi sử dụng phân trùn quế, cây hoa hồng khỏe mạnh, ít sâu bệnh, tăng sức đề kháng và tạo môi trường pH trung tính trong đất. Đặc biệt, phân trùn quế giúp cây cho nhiều hoa, màu sắc hoa tươi tắn, cánh hoa dày và tăng độ bền cho hoa.

Trồng hoa hồng không khó, chỉ cần bạn nắm bắt những yếu tố cơ bản về kỹ thuật cũng như dành cho cây sự đam mê nhất định, chắc chắn bạn sẽ có cơ hội sở hữu những cành hồng mướt mắt. Qua 5 bí quyết nêu trên, SFARM hi vọng sẽ phần nào hỗ trợ bạn chăm bón cho hoa hồng của mình một cách chu đáo. Chúc bạn thành công và thưởng thức được những cành hồng xinh xắn nhất!

HLV.vn

*Xem thêm

  • Bón phân cho hoa hồng như thế nào là đúng – đủ?
  • 7 bước trồng hoa hồng cho người mới bắt đầu
  • Trộn giá thể trồng hoa hồng bằng viên đất nung và phân trùn quế
  • Phân trùn quế thứ không thể thiếu cho tín đồ yêu hoa hồn
  • Cách trồng và chăm sóc hoa hồng trong chậu

You may also like