Home Kỹ thuật trang trại 5 bước phục hồi và chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch

5 bước phục hồi và chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch

by Học Làm Vườn

Chăm sóc sầu riêng để vừa cho năng suất cao lại vừa phát triển một cách ổn định thì không hề dễ. Việc chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch cực kỳ quan trọng. Hôm nay, hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu 5 bước chăm sóc và phục hồi sầu riêng sau thu hoạch cho cây khỏe mạnh và phát triển một cách ổn định nhất nhé.

Tại sao phải phục hồi sầu riêng sau thu hoạch?

Trong quá trình canh tác, không chỉ việc chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch mà còn có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng sinh trưởng và tuổi thọ của cây. Trong đó, các nguyên nhân sau đây gây tác động trực tiếp và ảnh hưởng lâu dài đến sầu riêng

  • Xiết nước: Biện pháp xiết nước để tạo khô hạn, kích thích cây ra hoa đã và đang được áp dụng cực kỳ phổ biến trong việc trồng sầu riêng. Tuy nhiên, xiết nước và đậy mủ trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, cây dần suy yếu và giảm tuổi thọ.
  • Kích thích ra hoa bằng hóa chất: Tình trạng xử lý ra hoa vụ nghịch bằng hóa chất hiện nay khá phổ biến. Mặc dù cho giá trị kinh tế cao, tuy nhiên việc lạm dụng hóa chất làm cây mất cân bằng tự nhiên, ảnh hưởng đến sinh trưởng và thậm chí là chết cây
  • Lạm dụng phân bón hóa học: Việc lạm dụng phân bón hóa học để cho kết quả nhanh sẽ mang đến nhiều tác động tiêu cực. Tác động trực tiếp nhất là làm đất trồng thoái hóa, hệ rễ cây kém phát triển và đặc biệt là làm mất đi hệ vi sinh tự nhiên trong đất. Làm cây có sức đề kháng kém với sâu bệnh và có khả năng ngộ độc trong thời gian dài.
  • Để nhiều trái trên cây: Sầu riêng thường ra rất nhiều hoa và quả trong cùng một mùa vụ, ta thường để lại nhiều quả trên cây để có năng suất cao, tuy nhiên sau mùa vụ đó cây sẽ suy nhược và giảm sức sống đáng kể.
  • Nhiễm mặn mùa khô: Trong nhiều năm trở lại đây, tình hình nhiễm mặn, thiếu nước ngọt trong mùa khô đã tác động trực tiếp đến sức khỏe và khả năng hấp thu dinh dưỡng của sầu riêng.
cham-soc-sau-rieng-sau-thu-hoach
Phục hồi sầu riêng sau thu hoạch giúp cây “sẵn sàng” cho vụ mùa tiếp theo trĩu quả (Ảnh: Hoàng Vũ)

5 bước chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch khoẻ mạnh

1/ Tỉa cành, tạo tán phục hồi sầu riêng sau thu hoạch

Tỉa cành là bước chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch rất quan trọng. Vườn thông thoáng sẽ hạn chế sâu bệnh hại. Dinh dưỡng được tập trung để phục hồi sầu riêng sau thu hoạch, đảm bảo năng suất vụ mùa tiếp theo. Đặc biệt đối với các vườn sầu riêng lâu năm thì việc cắt tỉa càng quan trọng hơn, hạn chế xì mủ thân cây phát sinh. Cắt tỉa cây bao gồm:

  • Cắt tỉa chồi dại, những cuốn còn lại ở trên thân.
  • Cắt bỏ cành sâu bệnh, cành già yếu, cành khô, cành vượt, cành khuất sáng.
  • Để hạn chế tối đa hiện tượng nứt thân, xì mủ. Sau khi thu hoạch bà con cần cắt bỏ các cành mọc dưới thấp (mọc thấp hơn 1m tính từ mặt đất lên).
  • Loại bỏ những cành mọc đứng hoặc mọc ngược vào bên trong tán, những cành nằm cách mặt đất thấp hơn 1m vì những cành này thường dễ bị sâu bệnh tấn công.
cham-soc-sau-rieng-sau-thu-hoach
Cắt tỉa cảnh, tạo tán để phục hồi sầu riêng sau thu hoạch

2/ Vệ sinh vườn

Sau khi thu hoạch nên tiến hành tổng vệ sinh vườn để hạn chế các mầm bệnh tồn dư. Đây là một bước khá quan trọng bà con nông dân cần cân nhắc trong quá trình phục hồi sầu riêng sau thu hoạch. Hãy đảm bảo dùng đúng loại, đúng cách bón vôi cho sầu riêng với đúng liều lượng và tình trạng đất.

Đồng thời, bà con nông dân có thể dùng vôi bột pha nước quét xung quanh thân chính cây sầu riêng từ mặt đất lên khoảng 1m để phòng trừ sâu bệnh hại cây.

3/ Quản lý nguồn nước

Nước là yếu tố quan trọng quyết định khả năng phục hồi sầu riêng sau thu hoạch. Nên duy trì mực nước ổn định từ 70 – 90 cm.

Quá trình chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch, bà con cũng cần đảm bảo tưới đủ nước, nhưng vẫn phải đảm bảo vườn đủ thông thoáng để thoát nước tốt, tránh úng nước độ ẩm cao khiến nấm bệnh phát phát triển. Việc đảm bảo nguồn nước còn giúp cây hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng từ đó cây sẽ nhanh phục hồi.

4/ Chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch bằng quản lý sâu bệnh hại

Sầu riêng được phục hồi sau thu hoạch bà con cần chú ý thời điểm cây ra chồi, đọt non. Đây là thời điểm sầu riêng dễ bị các loại bệnh hại tấn công: sâu ăn lá, rầy, thán thư…. Để nâng cao chất lượng, giá trị của cây, bà con nên sử dụng các biện pháp sinh học để chăm sóc sầu tiêng sau thu hoạch và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV.

5/ Bón phân phục hồi sầu riêng sau thu hoạch

Sầu riêng sau khi thu hoạch sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng để phục hồi, để phục hồi sầu riêng sau thu hoạch nhanh chóng, đảm bảo năng suất cho vụ mùa tiếp theo bà con nên sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh. Phân hữu cơ ngoài việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đa, trung vi lượng còn bổ sung lượng vi sinh cần thiết giúp cải tạo đất.

Trong đó, phân trùn quế là sản phẩm phù hợp và đã nhận được sự tin tưởng của nhiều bà con trong việc phục hồi và cải tạo đất trồng sầu riêng.

Với nguồn gốc hoàn toàn hữu cơ nhưng vẫn đa dạng về các chất dinh dưỡng, phân trùn quế giúp cây trồng tăng sức đề kháng, bổ sung cho cây đa dạng các loại chất dinh dưỡng, giúp cây tăng phát triển hệ rễ, kích thích đâm chồi và đặc biệt là cải tạo đất trồng. Để biết thêm về cách áp dụng sản phẩm phân trùn quế cho sầu riêng, các bạn có thể tham khảo tại đây.

*Lưu ý: Khi bón phân phục hồi sầu riêng sau thu hoạch hoặc bón định kỳ, bà con nên bón theo tán cây và nên tạo rãnh để bón. Vừa giúp cây hấp thu hiệu quả mà lại hạn chế việc thất thoát phân

Kỹ thuật dùng phân bón thúc phục hồi sầu riêng sau thu hoạch

Giai đoạn 1: Sau khi thu hoạch sầu riêng

Xới và phơi đất 1 tuần, đào rãnh xung quanh gốc, bón trichoderma và phân trùn quế. Sau đó lắp đất lại. Liều lượng Trichoderma và phân trùn quế cho mỗi gốc sầu riêng như sau

Trichoderma Plus HLV

Phân trùn quế HLV

100g15 – 20kg Pb00
100g12 – 15kg Pb02
100g10 – 12kg Pb01

*Nếu không trộn Trichoderma cùng phân trùn quế khi bón, bà con có có thể hòa 100g nấm trichoderma vào 30 lít nước rồi tưới gốc. Hoặc bón phân, sau đó rải tricho xuống và lấp đất lại.

Giai đoạn 2: 1 tuần sau khi bón phân

Lưu ý tưới nước, giữ ẩm liên tục cho sầu riêng mỗi ngày

Giai đoạn 3: Tuần thứ 2 sau khi bón phân trở đi

– Tưới nước: mỗi 7-10 ngày tưới đẫm gốc 1 lần

– Bổ sung trichoderma định kỳ 2-3 tháng/lần với liều lượng 100g/30 lít nước/gốc

Với các vườn sầu riêng lâu năm, vườn canh tác vô cơ nhiều, bà con nông dân nên sử dụng phân bón hữu cơ như phân trùn quế kết hợp nấm đối kháng Trichoderma Plus HLV để cải tạo đất. Điều này giúp bổ sung lượng lớn VSV có lợi, hỗ trợ phục hồi sầu riêng sau thu hoạch hiệu quả và gia tăng đáng kể chất lượng, hương vị của sầu riêng.

Phân trùn quế HLV – Phân hữu cơ bón thúc lý tưởng phục hồi sầu riêng sau thu hoạch

Phân trùn quế HLV là loại phân hữu cơ vi sinh, 100% là phân trùn nguyên chất và chín hoàn toàn sau 6 tháng. Với phân trùn quế HLV, khi mua về, bà con nông dân có thể sử dụng ngay, không cần ủ hoặc xử lý gì thêm. Đây là ưu điểm vượt trội giúp tiết kiệm chi phí và nhân công, nhất là với các vườn sầu lớn.
Mặc khác, phân trùn quế HLV hoàn toàn không chứa dư lượng kim loại nặng, có khả năng cố định kim loại nặng trong chất thải hữu cơ nên ngăn ngừa cây trồng hấp thu nhiều phức hợp khoáng hơn nhu cầu. Dinh dưỡng đầy đủ đa-trung-vi-lượng ở dạng dễ hấp thu cũng giúp cho cây dễ ăn, phục hồi sầu riêng sau thu hoạch nhanh chóng mà không lo cháy lá, xót rễ,…

Các loại Phân trùn quế HLV hiện nay gồm:

  • Phân trùn quế Pb00: phân trùn quế thô, được lấy trực tiếp từ trang trại, chưa qua giảm ẩm, xay mịn.
  • Phân trùn quế Pb02: phân trùn quế thô được lấy trực tiếp từ trang trại nhưng đã được phơi giảm ẩm.
  • Phân trùn quế Pb01: đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và ray mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp.
  • Phân trùn quế cao cấp viên nén: phân trùn quế được sản xuất dưới dạng viên nén tan chậm, đã qua giảm ẩm, sàng lọc và ray mịn.

Với 5 bước thực hiện nêu trên, Đặng Gia Trang tin chắc bà con nông dân sẽ có thể chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch hiệu quả, giúp cây phục hồi nhanh chóng sau một vụ mùa năng suất, ra nhiều đọt, cây khỏe, dự trữ dinh dưỡng và chuẩn bị tốt cho một mùa vụ tiếp theo.

Mọi chi tiết thắc mắc về dinh dưỡng phân trùn quế, bón thúc phục hồi sầu riêng sau thu hoạch,… giá sỉ cho trang trại và hướng dẫn sử dụng, vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099

Nam Doi Khang Trichoderma <b>HLV</b> 05″ decoding=”async” loading=”lazy”  ><img decoding=async width=300 height=300 src=https://hoclamvuon.edu.vn/wp-content/uploads/2023/06/nam-doi-khang-trichoderma-sfarm-04-300x300.jpg class=

Nấm Đối Kháng Trichoderma Plus HLV

Nấm đối kháng Trichoderma Plus HLV được nghiên cứu bởi Viện Ứng dụng Công nghệ, mật độ 10^9 CFU/g phòng ngừa hiệu quả nấm bệnh gây hại tồn tại trong đất, ngăn ngừa tuyến trùng hại rễ.

Xem chi tiết

-ANHNEN-05-300×300.jpg” class=”show-on-hover absolute fill hide-for-small back-image” alt=”HLV Anhnen 05″ decoding=”async” loading=”lazy” >

Phân Trùn Quế Cao Cấp HLV Pb01

HLV Pb01 là dòng phân trùn quế cao cấp đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và ray mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp.

[button text=”TƯ VẤN TRỰC TIẾP” color=”success” size=”larger” padding=”0px 79px 0px 79px” radius=”10″ link=”https://m.me/105992978023671?ref=ref_6″]

Xem chi tiết

-ANHNEN-02-300×300.jpg” class=”show-on-hover absolute fill hide-for-small back-image” alt=”HLV Anhnen 02″ decoding=”async” loading=”lazy” >

Phân Trùn Quế HLV Pb00

Dòng phân trùn quế HLV Pb00 là phân trùn quế thô, được lấy trực tiếp từ trang trại, chưa qua giảm ẩm, xay mịn.

[button text=”TƯ VẤN TRỰC TIẾP” color=”success” size=”larger” padding=”0px 79px 0px 79px” radius=”10″ link=”https://m.me/105992978023671?ref=ref_7″]

Xem chi tiết

-ANHNEN-06-300×300.jpg” class=”show-on-hover absolute fill hide-for-small back-image” alt=”HLV Anhnen 06″ decoding=”async” loading=”lazy” >

Phân Trùn Quế HLV Pb02

Dòng phân trùn quế HLV Pb02 là phân trùn quế thô được lấy trực tiếp từ trang trại nhưng đã được phơi giảm ẩm.

Xem chi tiết

You may also like