Home Kỹ thuật trang trại 3 bước giải cứu vườn sầu riêng nhiễm mặn hiệu quả nhất

3 bước giải cứu vườn sầu riêng nhiễm mặn hiệu quả nhất

by Học Làm Vườn

Trước tình hình hạn mặn gay gắt trong mùa khô 2019 – 2020, nhiều nông dân đã phải “gồng mình” ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết để bảo vệ vùng chuyên canh sầu riêng. Trải qua một thời gian dài bị nhiễm mặn, nhiều vườn sầu riêng trụi lá, cây bị suy kiệt nặng nề và nhiều cây chết khô vì “khát”. Vì vậy, nông dân cần có các giải pháp phục hồi vườn sầu riêng một cách hợp lý và hạn chế tối đa thiệt hại để giúp vườn cây sinh sôi trở lại. Đặng Gia Trang mời quý bà con cùng tìm hiểu giải pháp phục hồi sầu riêng hiệu quả qua bài viết dưới đây.

1/ Tác hại của hạn mặn

– Khi đất bị nhiễm mặn sẽ làm cấu trúc đất rời rạc, khiến rễ sầu riêng không hút được nước và các chất dinh dưỡng.

– Quá trình sinh lý trong cây sầu riêng bị rối loạn và sinh trưởng của cây bị ức chế làm năng suất suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của người nông dân.

2/ Biểu hiện của vườn sầu riêng bị nhiễm mặn

– Sầu riêng nhiễm mặn nhẹ thì lá sẽ bị cháy từ ngoài chóp vào và sau đó rụng dần.

– Với những cây nặng sẽ bị cháy lá, rụng lá, rụng hoa và dẫn đến suy kiệt.

3/ Kỹ thuật phục hồi vườn sầu riêng bị nhiễm mặn

Bước 1/ Vệ sinh vườn

– Đây là việc làm cần thiết để tập trung dinh dưỡng cho cây hồi phục, loại bỏ những cành sâu bệnh, cành vô hiệu, cành chết.

– Nên theo dõi tỉa bớt hoa, trái tùy theo sức khỏe của cây, nếu để trái quá nhiều cây dễ bị suy kiệt, khó phục hồi, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất giảm.

– Những cây yếu ớt nên loại bỏ hết trái (bỏ vụ) để cây tập trung dinh dưỡng phát triển cành lá và cho năng suất vụ sau.

– Xới đất dưới gốc để tạo độ thông thoáng cho rễ cây.

Bước 2/ Rửa mặn cho đất

– Tưới nước ngọt để rửa trôi muối Na+ tích tụ trong đất.

– Bón vôi để giải phóng Na+ ra khỏi keo đất tạo thuận lợi cho việc rửa mặn.

– Với đất bị nhiễm mặn có phèn thì nên bón loại vôi nung chảy (CaO) có tác dụng rửa mặn và hạ phèn, còn với đất mặn không có phèn có thể bón vôi thạch cao (CaSO4, 2H2O).

– Tùy theo độ pH có thể bón các lượng khác nhau:

+ Nếu pH < 3,5 bón 2- 5 tấn/ha

+ pH từ 3,5- 4,5 bón 1- 2 tấn/ha.

+ Từ 4,5- 5,5 bón 0,5- 1 tấn/ha

+ pH > 5,5 bón khoảng 200-500kg/ha.

Xem thêm: pH đất là gì? Độ pH nào thích hợp cho cây trồng?

Chú ý khi bón vôi:

– Rải đều lượng vôi trên mặt liếp rồi dùng cào răng xới sâu 5-10 cm để trộn đều vôi với đất.

– Sau đó nên tưới nước thường xuyên để giúp vôi hòa tan vào đất dễ dàng, nếu không vôi sẽ bị đóng mảng gây chai cứng đất.

– Không nên trộn chung với bất kỳ loại phân gì không bón phân cho cây trong vòng 15 ngày sau khi bón vôi.

Phân trùn quế sầu riêng nhiễm mặn

Phân trùn quế giúp cải tạo đất mặn

Bước 3/ Cung cấp dinh dưỡng cho cây

– 15 ngày sau khi bón vôi nên bón phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng giúp phục hồi lại vườn sầu riêng.

– Phân hữu cơ giúp tăng lượng vi sinh vật có lợi, cải thiện cấu trúc đất, đất tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng nhờ đó sẽ dễ dàng rửa mặn.

– Tuyệt đối không nên bón phân hóa học giai đoạn này vì phân sẽ gây tích lũy muối khiến đất bị chai cứng, hạn chế vi sinh vật có lợi phát triển và có thể gây nóng cháy rễ.

– Một số loại phân hữu cơ như:

+ Phân chuồng (chú ý đã phải được ủ hoai mục hoàn toàn)

+ Phân hữu cơ vi sinh

+ Phân hữu cơ trùn quế (3-5 tấn/ha)

– Kết hợp dùng chế phẩm có chứa Acid humic sẽ giúp tăng cường sự quang hợp của cây, làm tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và điều kiện bất lợi.

– Sau 3 – 5 tháng thì cây sầu riêng có thể phục hồi được lá và bộ rễ. Sau đó tiến hành cung cấp thêm phân hóa học (chỉ với liều lượng ít) để giúp cây ra chồi lá mới. Bổ sung phân bón lá có chứa các dinh dưỡng trung, vi lượng, các axit amin để giúp cây phát triển mạnh mẽ hơn.

Những vấn đề cần lưu ý khi vào mùa khô để giúp cho vườn sầu riêng không bị nhiễm mặn

– Cần nạo vét kênh mương để trữ nước tưới cây khi cần thiết.

– Kiểm tra độ mặn bằng dụng cụ đo mặn trước khi lấy nước vào vườn. Hạn chế tưới nước nhiễm mặn cho cây khi nồng độ mặn trên 2‰.

– Nếu độ mặn của nước dưới ngưỡng gây hại thì nên tưới đẫm cho cây, nên sử dụng nguồn nước ngọt.

– Tỉa cành, tạo tán, tỉa bớt hoa và tủ gốc giữ ẩm cho cây trồng bằng rơm rạ, lục bình, cỏ khô…

– Tăng cường bón phân hữu cơ, vôi và phân lân để cải thiện cấu trúc, giảm lượng phân hóa học để giảm tích lũy muối.

4/ Phân trùn quế HLV – phân hữu cơ giảm mặn hiệu quả cho sầu riêng

Giàu dinh dưỡng

Cung cấp đầy đủ đa trung vi lượng cho sầu riêng, dễ hấp thu, cải tạo đất nhiễm mặn, ổn định độ màu mỡ của đất và giúp kích thích tăng trưởng cho cây.

pH ổn định

Nồng độ pH = 7 nên có vai trò cân bằng pH đất, giúp cây dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng từ phân bón.

Cung cấp hệ vi sinh vật có lợi như Rhizobium, Azotobacter,…

Giúp thúc đẩy tăng trưởng rễ để cải thiện sự phát triển của sầu riêng trong điều kiện mặn. Đồng thời các vi sinh vật hoạt động tích cực trong đất giúp đất thông thoáng tăng chất mùn, tăng độ phì nhiêu.

Hàm lượng trùn quế và trứng trùn nhiều

Hoạt động như một bộ máy cải tạo đất tự nhiên giúp đất tơi xốp, thông thoáng sau khoảng thời gian chai cứng vì hạn mặn, nhờ đó cây hấp thu dinh dưỡng dễ dàng.

Hàm lượng Axid fulvic, Axid humic cao

Kích thích sự phát triển của cây trồng. Acid Humic còn kích thích sự phát triển của vi khuẩn trong đất. Axid fulvic có hiệu quả tối ưu trong việc cải thiện độ mặn của đất, điều hòa tính chất vật lý của đất, cải thiện dinh dưỡng đất và tăng năng suất cây trồng.

IAA (chất kích thích sinh trưởng)

IAA trong phân trùn quế giúp kích thích chiều dài rễ sầu riêng, tăng diện tích bề mặt rễ và số lượng rễ, nhờ đó tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng nhằm cải thiện sức khỏe của cây sau tình trạng nhiễm mặn.

Với tình hình hạn mặn còn diễn biến phức tạp, về lâu dài, chúng ta cần phải hướng đến nền nông nghiệp bền vững, giảm sử dụng phân hóa học, tăng sử dụng phân hữu cơ để hạn chế tối đa thiệt hại. Trên đây là một số kỹ thuật phục hồi vườn sầu riêng bị nhiễm mặn và các vấn đề cần lưu ý khi vào mùa khô để bà con tham khảo và áp dụng.

Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.562.099 bạn nhé!

HLV.vn

*Xem thêm

  • Cách sử dụng & bảo quản phân trùn quế hiệu quả nhất
  • Cải thiện hiệu quả độ phì nhiêu cho đất bằng cách trộn phân
  • Lợi Ích Khi Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ

You may also like